Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành thăm vườn cam tại Đội Thu Phong (Cao Phong).

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành thăm vườn cam tại Đội Thu Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Ngày 4/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với UBND huyện Cao Phong, kiểm tra tình hình phát triển sản xuất. Tham dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, KH&CN. Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Cao Phong, toàn huyện hiện đã phát triển được trên 1.876 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam và quýt.

 

Hiện diện tích cam, quýt thời kỳ kinh doanh trên 750 ha, ước sản lượng năm 2015 đạt trên 20.000 tấn. Đến nay, nông dân thu hoạch khoảng 200ha, giá trị bình quân ước đạt 600-800 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, người dân hiện đang phát triển trồng một số cây cho thu nhập khá như chanh đào, chanh trắng, chanh tứ quý. Song song với đó công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Cao Phong thường xuyên tuyên truyền trên truyền hình và báo chí địa phương, Trung ương về sản phẩm cam Cao Phong; thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ cam Cao Phong; duy trì diện tích việc sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap.

 

Diện tích mía toàn huyện khoảng 2.700 ha, giá trị bình quân ước đạt 120 - 160 triệu đồng/ha. Các cây trồng khác như cây ngắn ngày hàng năm, cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm phát triển khá, sản lượng vượt kế hoạch đề ra. Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện trên 278 nghìn con, công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh được đảm bảo, trong năm không có trâu, bò bị chết rét. Năm 2015 huyện trồng trên 200ha rừng, tập trung ở các xã Yên Lập, Yên Thượng, Nam Phong, Bình Thanh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực, tính đến nay đã có 2 xã đạt 19/19 tiêu chí.

 

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Cao Phong, trong những năm gần đây, cây ăn quả trở thành cây chủ lực của huyện trong xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Sau khi xây dựng thành công thương hiệu Cam Cao Phong, giá cam duy trì ổn định và được giá; huyện đang triển khai nhiều biện pháp bảo vệ thương hiệu cam, quyết không cho các loại cam khác trà trộn, gắn mác Cam Cao Phong bày bán trên địa bàn huyện. Tài nguyên mặt nước đang được phát huy thế mạnh, huyện đã triển khai cho thuê mặt nước để nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình. Từ năm 2015, huyện bắt đầu chương trình xoá vườn tạp của 4 xã vùng 135, vận động nhân dân trồng thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Lãnh đạo huyện Cao Phong cũng đề xuất tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình thuỷ lợi, hồ chứa để đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất. Sở NN&PTNT giúp đỡ huyện trong việc áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt Israel; đảm bảo chất lượng giống cây trồng...

 

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao kết quả và hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Phong. Trong thời gian tới, đồng chí  Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Cao Phong cần tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mẽ hơn đối với một số xã như Thung Nai, Yên Thượng, Yên Lập; chú trọng phát triển cây ăn quả, mía tím; phát triển diện tích nuôi cá lồng. Thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng giống, đảm bảo giống tốt phục vụ sản xuất.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao Sở NN&PTNT, Sở KH&CN phối hợp với UBND huyện Cao Phong có hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người nông dân để đảm bảo chất lượng và thương hiệu sản phẩm các loại cây, con; tiếp tục có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; huyện Cao phong cùng với các sở, ngành chuẩn bị tốt cho Lễ hội Cam Cao Phong dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, đồng thời, duy trì việc tổ chức 1 lần/năm nhằm quảng bá thương hiệu và tuyên truyền các sản phẩm cây ăn quả của huyện Cao Phong nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh nói chung.

                                                                    Hồng Trung

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục