(HBĐT) - Chính sách cho vay đầu tư trồng rừng sản xuất, chăn nuôi được quy định tại Nghị định 75/2015 ngày 9/9/2015 của Chính phủ giai đoạn 2015 - 2020 có hiệu lực kể từ ngày 2/11.

 

Theo đó, hộ gia đình là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KTXH khó khăn (Khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng được vay vốn từ NHCSXH để trồng rừng, chăn nuôi với lãi suất 1,2%/năm.

Đối với hộ gia đình vay trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, hộ gia đình được vay không có tài sản đảm bảo đối với phần giá trị đầu tư còn lại tại NHCSXH với hạn mức tối đa là 15.000.000 đồng/ha. Thời hạn cho vay được tính từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm. Đối với hộ gia đình vay đầu tư chăn nuôi (trâu, bò và gia súc khác)  được NHCSXH cho vay không có tài sản đảm bảo với hạn mức tối đa 50 triệu đồng, trong vòng 10 năm.

Mức vay và thời gian vay cụ thể đối với mỗi chính sách sẽ do NHCSXH và hộ gia đình tự thỏa thuận. Sau năm 2020, hợp đồng cho vay tín dụng giữa NHCSXH và hộ gia đình để trồng rừng, chăn nuôi tiếp tục được thực hiện cho đến khi hết hợp đồng.

 

 

                                                                                Đ.T (TH)

 

 

Các tin khác

Buổi sinh hoạt định kỳ của CLB ''Giúp nhau phát triển kinh tế
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Quần thể Khu du lịch Núi Đầu Rồng, Cao Phong được đầu tư xây dựng, thu hút đông đảo du khách đến thăm quan.
Toàn cảnh buổi họp báo.

Quy định mới về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

(HBĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới ban hành Thông tư 13/2015/TT-BKHĐT về danh mục lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cam Cao Phong được mùa, được giá

(HBĐT) - Đầu tháng 11, thời kỳ chính vụ thu hoạch cam Cao Phong bắt đầu. Những vườn cam trĩu quả, vàng tươi trải dài trên những sườn đồi bát úp là thành quả xứng đáng cho công sức lao động miệt mài của người dân. Hai bên đường quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong có đến vài trăm điểm kinh doanh cam, từ bán buôn đến bán lẻ, hình thành nên một khu phố cam khá sầm uất. Người trồng cam năm nay phấn khởi bởi cam vừa được mùa vừa được giá.

Trăn trở đầu ra ổn định cho cây su su ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - 5 xã vùng cao huyện Tân Lạc gồm Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông có điều kiện khí hậu mát mẻ, thích lợp với trồng cây su su. Khai thác lợi thế này, năm 2008, mô hình trồng su su lấy ngọn bắt đầu được triển khai tại xã Quyết Chiến, tiếp đó được nhân rộng tại tất cả 5 xã.

Tham vấn quy trình phân bổ và quản lý thực hiện ngân sách dạy nghề 1956

(HBĐT) - Ngày 9/11, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả và lấy ý kiến về báo cáo tham vấn quy trình phân bổ và quản lý thực hiện ngân sách dạy nghề 1956 tỉnh.

Kỷ niệm 6 năm thành lập Văn phòng tổng đại lý bảo hiểm nhân thọ Dai - ichi Việt Nam tại Hòa Bình

(HBDT) - Sáng 8/11, Văn phòng tổng đại lý bảo hiểm nhân thọ Dai - ichi Việt Nam tại Hòa Bình đã tổ chức lễ kỷ niệm 6 năm ngày thành lập. Tới dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, TP Hòa Bình; Tổng giám đốc Công ty Dai - ichi Việt Nam cùng gần 300 CBNV đại diện cho hơn 1.100 CBNV thuộc Văn phòng tổng đại lý bảo hiểm nhân thọ Dai - ichi Việt Nam tại Hòa Bình.

Cầu nối giúp nông dân phát triển kinh tế

(HBĐT) - Từ năm 2011- 2015, huyện Yên Thuỷ là một trong số những địa phương hưởng lợi nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân của T.ư. Bên cạnh việc quản lý hiệu quả đồng vốn vay, Hội Nông dân (ND) huyện đã tích cực vận động hội viên tham gia ủng hộ tăng trưởng nguồn vốn. Nhờ đó, ngày càng có nhiều hộ, nhóm hộ được đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, được tạo việc làm và ứng dụng tiến bộ KH-KT công nghệ mới trong chăn nuôi, trồng trọt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục