Mô hình trồng bí xanh do Quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ mang lại thu nhập khá cho các hộ thành viên tổ hợp tác xóm Rò, xã Phú Lai.
(HBĐT) - Từ năm 2011- 2015, huyện Yên Thuỷ là một trong số những địa phương hưởng lợi nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân của T.ư. Bên cạnh việc quản lý hiệu quả đồng vốn vay, Hội Nông dân (ND) huyện đã tích cực vận động hội viên tham gia ủng hộ tăng trưởng nguồn vốn. Nhờ đó, ngày càng có nhiều hộ, nhóm hộ được đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, được tạo việc làm và ứng dụng tiến bộ KH-KT công nghệ mới trong chăn nuôi, trồng trọt.
Tổ hợp tác trồng bí xanh xóm Rò, xã Phú Lai là một trong số những địa chỉ được vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện dự án trồng bí xanh. ông Bùi Văn Quyết, Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết: Nhờ đồng vốn hỗ trợ, 24 hộ tham gia đã nâng cao quy mô sản xuất, có điều kiện đầu tư giống, phân bón, nguyên liệu... nên kết quả mang lại khả quan. Năng suất bí xanh đạt trên, dưới 18 tấn/ha, vấn đề tiêu thụ đầu ra và giá cả chiều hướng có lợi cho nhóm hộ. Cùng thời gian này, Hội ND huyện đã phối hợp với Quỹ hỗ trợ Hội ND tỉnh giải ngân vốn vay dự án trồng mía nguyên liệu tại tổ hợp tác phát triển kinh tế xóm Đôi, xã Hữu Lợi, phối hợp với Hội ND xã Lạc Lương giải ngân vốn vay quỹ Hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách huyện cấp với số tiền 35 triệu đồng cho 1 hộ vay nuôi dê sinh sản.
Đến nay, Hội ND huyện đang quản lý nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân 1.842 triệu đồng, trong đó, vốn T.ư và tỉnh uỷ thác 1.405 triệu đồng, nguồn huyện quản lý 219,5 triệu đồng. Số quỹ hiện đang cho 103 hộ vay với 7 dự án, gần đây có dự án “Trồng bưởi Diễn ở xã Ngọc Lương”, “Nuôi trâu sinh sản ở xã Yên Trị”. Nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hoá tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hình thức kinh tế tập thể, Hội đã vận động cán bộ, hội viên góp quỹ với mức 50.000 đồng/ năm/cán bộ, 5.000 đồng/ năm/hội viên. Nguồn vốn vận động được dùng để hỗ trợ nông dân thiếu vốn sản xuất, xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản, nuôi lợn, dê, trồng cây ăn quả.
Để nguồn quỹ phát huy hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, Hội đã khảo sát chọn điểm ưu tiên những xã thành lập tổ hợp tác, thẩm định hộ có nhu cầu vay vốn, có lợi thế về chăn nuôi như lao động, chuồng trại, có kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp trước khi tiến hành xây dựng dự án. Bên cạnh đó, Hội phối hợp với phòng NN&PTNT, các doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ và thường xuyên theo dõi kiểm tra, tăng cường giám sát hộ vay vốn. Nhờ đó, các dự án vay vốn đã và đang hoạt động tốt. Công tác thu hồi vốn và phí đối với các dự án đảm bảo 100% theo đúng thời gian quy định.
Đồng chí Bùi Văn Lương, Chủ tịch Hội ND huyện khẳng định: Từ nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân đã tạo điều kiện để hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, đóng góp vào phong trào phát triển KT-XH ở địa phương. Đặc biệt là phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Đến năm 2014, toàn huyện đã có 3.385 hộ nông dân đạt SX-KD giỏi các cấp, trong đó có 17 hộ cấp T.ư, 127 hộ cấp tỉnh, 886 hộ cấp huyện và 2.355 hộ cấp xã. Nhiều hộ sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư còn có thu nhập từ cây ăn quả, chăn nuôi, làm dịch vụ với mức 250 - 300 triệu đồng/năm. Hội viên yên tâm, phấn khởi gắn bó xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia thành lập mới các nhóm hộ, tổ hợp tác phát triển sản xuất.
Bùi Minh
(HBĐT) - Sáng 6/11, UBND tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM và công tác thi đua khen thưởng giai đoạn 2011-2015. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 800 tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí là thành viên BCĐ 800 tỉnh.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong (Cao Phong) được UBND tỉnh khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước ngành dân vận, được biểu dương điển hình “Dân vận khéo”. Mô hình mà xóm thực hiện hiệu quả là “Làng phát triển tự quản” cụ thể hoá trong triển khai 3 công trình tiêu biểu là đập chứa nước tự chảy, đường lên nghĩa địa và vườn đồi, bê tông hoá đường GTNT .
(HBĐT) - Đường Lý Thái Tổ dài khoảng 1,3 km bắt ngã tư chợ Vồ - phường Hữu Nghị đi qua địa bàn xã Hòa Bình, nối với tuyến đường tỉnh lộ 433, nhiều năm qua bị xuống cấp có nhiều điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người vào phương tiện qua tại.
(HBĐT) - Về vùng nông thôn của huyện Tân Lạc hôm nay, cuộc sống của bà con nông dân đã nhiều đổi khác, hàng trăm hộ có “của ăn, của để”, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, hộ trung bình nhờ chí thú làm ăn mà dần khấm khá. Nghị quyết Tăng cường lãnh đạo phát triển sản xuất hàng hoá bưởi đỏ, bưởi da xanh là một trong những “đòn bẩy” tạo nên diện mạo nông thôn tươi sáng đó.
(HBĐT) - Cầu Cang là một trong 3 cầu được đầu tư xây dựng thuộc dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433 (km0-km23). Cầu Cang nhằm giải quyết căn bản tình trạng ngập từ 1-2 m tại ngầm Cang (km 2+ 420), mỗi khi mưa lớn gây nguy hiểm, ách tắc giao bảo đảm giao thông thông suốt trên tuyến đường 433. Tổng mức đầu tư cầu Cang khoảng 21 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sau 5 năm, chúng tôi mới có dịp về với Địch Giáo (Tân Lạc). Con đường rải bê tông vào tận các ngõ, xóm, nhà cửa khang trang, làng quê ngày mùa thơm mùi rơm mới nhưng vẫn phong quang, sạch đẹp… bức tranh về cuộc sống của xã nông thôn mới Địch Giáo hiện lên với những gam màu sáng đầy tươi đẹp. Hồi tưởng lại những năm 2010, ít ai có thể hình dung, nơi đây vốn có đến gần 30% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân chung của huyện, tỉnh…