Mô hình sản xuất theo phương pháp an toàn đã giúp tăng năng suất, nâng cao giá trị gạo sạch của xã Trung Bì (Kim Bôi).

Mô hình sản xuất theo phương pháp an toàn đã giúp tăng năng suất, nâng cao giá trị gạo sạch của xã Trung Bì (Kim Bôi).

(HBĐT) - Trong nhân dân ca tụng rằng cùng một giống lúa, cùng chung nguồn nước tưới nhưng chất lượng gạo do bà con nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi) sản xuất ra lại thơm ngon hơn hẳn so với vùng khác. Sản phẩm bao giờ cũng bán được giá cao hơn so với gạo của xã bạn và được người tiêu dùng ưa chuộng.

 

Có lẽ cũng bởi vậy mà ở vụ chiêm - xuân và vụ mùa 2015, thực hiện chủ trương của huyện, sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình 135, trạm KN - KL huyện đã lựa chọn xã Trung Bì để xây dựng mô hình “Trình diễn cải tạo đất và thâm canh lúa chất lượng cao” nhằm từng bước giúp nhân dân tìm hiểu, áp dụng các tiến bộ KH-KT phù hợp với địa phương, nâng cao hơn nữa chất lượng, sản lượng lúa, tiến tới tạo vùng sản xuất lúa, gạo chất lượng cao. Mô hình có quy mô 2 ha tại xóm Tre Thị với hơn 10 hộ tham gia. Ưu điểm nổi bật của mô hình là sản xuất lúa theo hướng năng suất, an toàn, không sử dụng thuốc BVTV.

Đồng chí Trương Minh Trung, Trưởng trạm KN-KL huyện chia sẻ: Những năm gần đây, việc bón phân thiếu cân đối xảy ra ở nhiều nơi, thêm vào đó không bón vôi xử lý đất dẫn đến đất bị chua, tồn dư nhiều độc tố và mầm sâu bệnh nên không phát huy được tiềm năng các giống và hiệu quả của phân bón. Để đưa năng suất, hạ giá thành, mô hình đã đẩy mạnh làm ải đất, sử dụng bón phân lân nung chảy hoặc vôi và lân supe để cải tạo đất. Trong suốt thời gian thực hiện, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đã được chuyển giao kịp thời tới hộ trực tiếp tham gia. Phương pháp chuyển giao kết hợp lý thuyết và thao tác trên hiện trường, đồng thời thông qua các đợt kiểm tra thực tế. Đây cũng là lần đầu tiên các hộ thực hiện phương thức gieo mạ khay, làm đất kỹ, cày, bừa nhuyễn bùn và sạch cỏ dại, cấy theo băng. Trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, chú trọng làm cỏ kết hợp các đợt bón thúc.  

Đặc biệt, mô hình đã tiến hành cải tạo đất và thâm canh bằng việc sử dụng phân lân nung chảy để bón lót cho lúa, dùng phân viên nén nhả chậm thay thế cho việc bón vôi và lân supe, bón phân đơn nhiều lần/vụ. Việc bón phân nung chảy ngay sau khi làm đất thay cho việc phải bón vôi trước 30 ngày làm đất đã tạo điều kiện cho việc tăng vụ sản xuất trong năm. Loại phân này ngoài cung cấp lân cho cây còn có nguyên tố CaO tác dụng khử chua, giải phóng độc tố, hạn chế mầm bệnh trong đất, khắc phục tình trạng bón phân không cân đối, không đúng lúc, hạn chế cỏ dại. Qua biểu hạch toán, mặc dù sử dụng phân lân nung chảy để cải tạo đất và bón thúc có chi phí cao nhưng đổi lại năng suất lại cao hơn nên thu nhập cho người sản xuất tăng lên khoảng 10 triệu đồng/ha. Ngoài ra còn hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến môi trường.  

Mô hình thực hiện ở 2 vụ vừa qua đã đem lại những lợi ích cụ thể: trong khi các thửa ruộng liền kề đối chứng phải sử dụng thuốc BVTV thì trên diện tích mô hình không phải sử dụng thuốc BVTV. Tất cả các điểm trình diễn đều có mức độ nhiễm sâu, bệnh thấp hơn so với các thửa ruộng liền kề. Năng suất lúa đạt hơn 70 tạ/ha, cao hơn mức bình quân 16,9 tạ/ha. Đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa chất lượng cao mà thị trường đang yêu cầu. 

Cũng theo đồng chí Trưởng trạm KN-KL huyện, để có sự đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của cải tạo đất, sử dụng mạ khay và thâm canh lúa bằng phân bón, cần tiếp tục được quan tâm đầu tư mô hình thâm canh và sản xuất lúa ở các vụ tiếp theo. Mong rằng, chính quyền xã Trung Bì nghiên cứu, vận động, tuyên truyền để mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao. Đồng thời thúc đẩy lan rộng mô hình, xây dựng mô hình mẫu lớn chuyên sản xuất giống chất lượng cao, đưa lúa, gạo Trung Bì trở thành một trong những sản phẩm giá trị đặc sản. 

 

                                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục