Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Học viên thực hành sửa chữa động cơ ôtô.

Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Học viên thực hành sửa chữa động cơ ôtô.

(HBĐT) - Trong tình hình hiện nay, tại một số doanh nghiệp trên địa bàn đang có tình trạng thiếu hụt trong tuyển dụng lao động. Ngay cả một số doanh nghiệp mặc dù đã đầu tư dây chuyền, trang thiết bị máy móc hiện đại tại địa bàn các huyện nhưng vẫn khó tuyển dụng lao động có tay nghề.

 

Thực tế hiện nay, trên địa bàn, các KCN, huyện, thành phố, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tình hình lao động ổn định. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp hiện vẫn đang khó khăn trong tuyển dụng lao động có tay nghề. Mặc dù theo đánh giá chỉ là thiếu hụt cục bộ và nhất thời tại một vài doanh nghiệp nhưng phần nào gây khó khăn trong hoạt động SX -KD cho những doanh nghiệp này.  

Theo đồng chí Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương, trong thời gian vừa qua, do việc thu hút đầu tư mạnh mẽ của tỉnh, các doanh nghiệp đã đầu tư vào các KCN, địa bàn các huyện, thành phố. Do đó, nhu cầu về sử dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề tăng đột biến.   

Ví dụ cụ thể, tại Công ty May Đức Giang (Lạc Thủy), mặc dù cơ sở vật chất, nhiều dây chuyền may đã được đầu tư quy mô tuyển dụng khoảng 2.000 lao động. Nhưng tính tới đầu tháng 10, Công ty mới tuyển được gần 500 lao động. Tương tự, tình trạng thiếu lao động cục bộ còn xảy ra tại Công ty may GGS - KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Để đảm bảo cho hoạt động, Công ty may GGS hiện cần khoảng trên 1.000 lao động. Trong những tháng đầu năm, việc tuyển dụng lao động khá dễ dàng đối với Công ty. Tuy nhiên, một vài tháng gần đây, Công ty may GGS đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. 

Nguyên nhân của việc thiếu lao động tại một vài doanh nghiệp là do công nhân chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới đầu tư, đi vào hoạt động. Một vài doanh nghiệp tuyển công nhân mới thậm chí không cần tay nghề, có mức lương cao hơn. Do đó, tất yếu có sự chuyển dịch nhất thời về lao động dẫn tới thiếu hụt một cách cục bộ.  

Theo lãnh đạo Sở LĐ -TB&XH, trong năm 2015, nhu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh cần khoảng khoảng 20.000 lao động mới. Tính đến tháng 10, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động. Tuy nhiên, hiện nay, việc tuyển dụng tại các doanh nghiệp mới đạt trên 3.000 lao động. Trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp mới đầu tư vào hoạt động sẽ rất khó khăn trong tuyển dụng lao động.  

Theo Sở LĐ -TB&XH, nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt công nhân tại một vài doanh nghiệp trong thời gian vừa qua chủ yếu do thông tin, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chưa đến với nhiều người dân. Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng của Sở LĐ -TB&XH sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm trên toàn địa bàn. Với mục tiêu tăng cường đào tạo tay nghề cho người lao động, đem nhà tuyển dụng với những ứng viên tới gần nhau hơn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm tuyên truyền sâu rộng về nhu cầu của doanh nghiệp tới người dân.

 

                                                                               Hồng Trung

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra tình hình và động viên các lực lượng tham gia cứu hộ - cứu nạn.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Liên Sơn.
Các đại biểu dự hội thảo thăm thực địa công trình Dự án PSARS tại xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn).
Người dân xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) chuẩn bị cây giống trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi trọc của xã.

Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Huyện Cao Phong: Khai thác lợi thế để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - “Những năm gần đây, huyện Cao Phong đã khai thác tốt lợi thế so sánh phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch dịch vụ gắn với thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững” - Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.

Sào Báy tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Chúng tôi đến xã Sào Báy (Kim Bôi) vào thời điểm bà con đang tập trung trồng vụ đông. Trên cánh đồng thôn Sào Bắc, ngay từ sáng sớm, bà con nông dân đã đồng loạt xuống đồng. Người xuống giống khoai lang, người làm đất để chuẩn bị trồng rau, đậu các loại. Chị Bùi Thị Hạnh cho biết: “Gia đình tôi có 1.000 m2 ruộng, nhiều năm nay, ngoài gieo 2 vụ lúa, gia đình còn trồng thêm vụ đông gồm ngô, khoai lang, su hào, bắp cải và nuôi lợn nái, gà, vịt để tăng thêm thu nhập”. Không chỉ gia đình chị Hạnh mà nhiều hộ dân ở các xóm Đồi Bổi, Sào Đông, Nà Bờ, Đồng Chờ, Đầm Giàn đều phát triển trồng cây màu vụ đông, góp phần phát triển kinh tế hộ.

 

Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ước giảm xuống còn 12%

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH ước tính tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trong toàn tỉnh giảm còn khoảng 12% (giảm 3,46% so với năm 2014), vượt chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao là 13,7%.

Huyện Tân Lạc: Nhiều gia đình thoát nghèo nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, NH CSXH huyện Tân Lạc phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang là trợ lực lớn để người dân huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo phát triển kinh tế ở địa phương. Trong giai đoạn 2012-2014 vốn chính sách đã giúp 3.594 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tiếp tục phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục