Thú y viên xã Mường Chiềng hướng dẫn hộ chăn nuôi che chắn chuồng trại để tránh rét cho gia súc.

Thú y viên xã Mường Chiềng hướng dẫn hộ chăn nuôi che chắn chuồng trại để tránh rét cho gia súc.

(HBĐT) - Hiện nay, đã xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại vụ Đông – Xuân, bà con chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tỉnh cần tích cực triển khai các biện pháp phòng – chống nhằm phát triển sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại trên đàn vật nuôi.

 

Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đến thời điểm này tiếp tục ổn định và giữ vững với khoảng trên 65.000 trâu, bò, 400.000 lợn và 3,8 triệu gia cầm nuôi trong dân. Kể từ đầu vụ đến nay, chưa có địa phương nào báo cáo về thiệt hại dịch bệnh, đói rét ở đàn gia súc. Bà Nguyễn Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, chi cục Thú y cho biết: BCĐ phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tỉnh vừa thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ở các huyện, thành phố. Bên cạnh các nội dung kiểm tra việc triển khai của địa phương về triển khai kế hoạch công tác, đoàn kiểm tra chú trọng giám sát, nắm bắt tình hình thực tế ở địa bàn cơ sở, các hộ chăn nuôi.

 

Các huyện, thành phố đã cơ bản hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vụ Thu – Đông. Một số địa phương thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch như Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình. Bên cạnh đó vẫn còn một số huyện như Đà Bắc, Mai Châu… cần tiếp tục được đẩy mạnh để tăng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin gia súc. Chiến dịch khử trùng tiêu độc đợt 2 quy mô toàn tỉnh cũng vừa hoàn thành với khoảng trên 90% tổng diện tích chuồng trại, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm, môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi và các chợ được phun trừ góp phần hạn chế nguy cơ, mầm lây lan bệnh dịch.

 

Những bệnh, dịch nguy hiểm đàn gia súc, gia cầm dễ mắc phải trong vụ rét là LMLM trâu, bò, dê, tả lợn, tai xanh lợn, cúm gia cầm... Để ngăn chặn, khống chế bùng phát, lây lan, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng định kỳ đầy đủ. Vừa qua, đàn trâu, bò của 5/11 huyện trong vùng Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn 2011 – 2015 đã được tiêm phòng với tỷ lệ trên 80% tổng đàn. Đối với các bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, lưu ý các địa phương cần phải đạt tỷ lệ tiêm phòng từ 80% tổng đàn trở lên.

 

Ban chỉ đạo phòng – chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp hiện đã kiện toàn, chỉ đạo công tác tiêm phòng và các biện pháp phòng dịch tổng hợp đạt hiệu quả cao. Mạng lưới thú y cơ sở đã và đang phối hợp với trưởng thôn, cán bộ các ban, ngành của xã tích cực tuyên truyền, thông báo tới hộ chăn nuôi lịch tiêm phòng, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm khi nhiệt độ xuống thấp. Theo đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục Trưởng chi cục Thú y, trên địa bàn tỉnh kể từ đầu vụ tuy chưa xảy ra dịch bệnh lớn nhưng cần hết sức đề phòng diễn biến thời tiết phức tạp. Nhất là đối với những ổ dịch cũ cần có sự giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa dịch bùng phát. Về phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, tuy đa số hộ chăn nuôi đã có nhận thức đầy đủ, chủ động dự trữ nguồn thức ăn rơm rạ, các phụ phẩm nông nghiệp như ngọn mía, trồng ngô dày, cỏ voi… nhưng vẫn còn không ít hộ vẫn chưa thực hiện quản lý gia súc tại chuồng trại. Tại một số nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng thả rông gia súc trên rừng, đồi là một trong những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh. Nhiều hộ chăn nuôi do không quản lý trâu, bò tốt nên để lạc, trâu chết vì đói, rét, bệnh.

 

Để bảo vệ, phát triển đàn gia súc, tránh tổn hại kinh tế đối với hộ chăn nuôi, khuyến cáo hộ chăn nuôi cần tăng cường, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh, đặc biệt là tuân thủ pháp lệnh thú y, tiêm phòng định kỳ, củng cố, che chắn chuồng trại và đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm trong suốt thời kỳ mưa rét kéo dài.

 

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Các học viên làm bài kiểm tra sát hạch tại lớp tập huấn.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịchUBND tỉnh kết luận cuộc họp.
Không có hình ảnh
Các thành viên nhóm đồng sở thích xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi gà.

Huyện Yên Thuỷ: 100% xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Trong 5 năm (2011-2015), các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thuỷ phát triển nhanh và đa dạng hơn. Đến nay, huyện có 16 HTX, trong đó có 6 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

47 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học

(HBĐT) - 5 năm qua (2011-2015), cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn tỉnh được quan tâm củng cố, đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại theo quy hoạch trường chuẩn quốc gia.

Quy định mới về hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Hội CCB huyện Lạc Thủy: Trao bò cho hội viên nghèo

(HBĐT) - 3 năm gần đây, việc phát động tiết kiệm mỗi hội viên 1.000 đồng/tháng ủng hộ, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã được cán bộ, hội viên Hội CCB huyện Lạc Thủy tham gia hưởng ứng tích cực.

Huyện Tân Lạc: Giải quyết việc làm cho 1.575 lao động

(HBĐT) - Năm 2015, huyện Tân Lạc đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 1.500 lao động. Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH, trong năm, huyện giải quyết việc làm cho khoảng 1.575 lao động, đạt 105% kế hoạch.

Cao Phong - đa dạng hình thức giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Trung bình mỗi năm, huyện Cao Phong cần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đào tạo nghề cho 1.300 người. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, huyện đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục