CCB Trần Văn Thiện, xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) giới thiệu với hội viên CCB về kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

CCB Trần Văn Thiện, xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) giới thiệu với hội viên CCB về kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

(HBĐT) - Không cam chịu đói nghèo, CCB Trần Văn Thiện ở xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, làm giàu thành công trên chính mảnh đất quê hương.  ông là một trong những CCB tiêu biểu xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật với thu nhập gần 500 triệu đồng /năm.

 

 

Cùng với lãnh đạo Hội CCB xã Dân Hạ tới thăm mô hình nuôi ong của gia đình CCB Trần Văn Thiện chúng tôi thán phục về thành quả kinh tế của ông đạt được. Trò chuyện với chúng tôi, ông Thiện chia sẻ về quá trình xây dựng mô hình kinh tế cũng như những khó khăn ban đầu khi nuôi ong lấy mật. Tận dụng lợi thế đất rộng, xung quanh nhà  nhiều rừng, nhiều cây ăn quả, ong về nhiều, năm 1987, gia đình ông bắt đầu nuôi ong với mục đích để phục vụ nhu cầu trong gia đình là chính. Nhận thấy chất lượng của mật ong và nhu cầu dùng mật ong trên thị trường rất lớn, ông đã nhân giống đàn ong thành nhiều đàn để phát triển kinh tế gia đình từ nghề này. Để có được những thành công trong việc nuôi ong lấy mật, ông Thiện mất nhiều thời gian tìm hiểu qua sách, báo, học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi ong ở nơi khác và vận dụng một cách sáng tạo trong việc chăm sóc, bên cạnh đó ông còn rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi ong của gia đình. Với gần 30 năm nuôi ong lấy mật, ông Thiện không những đã tự nhân rộng đàn ong mà còn cung cấp ra thị trường trên 200 đàn ong cho khách hàng gần xa và động viên các hội viên CCB trong chi hội đến thăm quan, cùng phát triển kinh tế từ mô hình này. Hiện, gia đình ông Thiện đang nuôi 500 đàn ong (mỗi đàn ong 1 thùng, mỗi thùng có 8 cầu ong), ước tính trong năm nay, gia đình có thể thu được khoảng 6.000 lít mật, với giá bán như thị trường hiện nay, trừ chi phí, gia đình cũng thu về khoảng gần 500 triệu đồng mỗi năm. Nói về kinh nghiệm nuôi ong, CCB Trần Văn Thiện cho biết: “Mật ong thu vào 3 vụ chính là vụ thu - đông, vụ xuân và vụ hè, đây là vụ cho thu hoạch dài nhất. Mật ong luôn có vị thơm, ngon, ngọt tự nhiên do ong lấy mật chủ yếu là hoa rừng và các loại cây ăn quả. Khi chọn giống cần chọn đàn càng đông càng tốt, ong có màu vàng, đàn sẽ khỏe và cho năng suất cao. Đặc biệt, chăm sóc đàn ong phải tỷ mỷ, thường xuyên theo dõi  xem chúng hoạt động, nếu ong nằm yên trong tổ là hiện tượng ong muốn bỏ tổ, cần mở hòm kiểm tra, nếu có con vật hại phải xử lý để ong có nơi trú ẩn không bỏ đàn....

 

Bằng ý chí và nghị lực vươn lên, mô hình phát triển kinh tế từ nuôi ong lấy mật của ông Thiện được chính quyền và chi hội CCB đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của xã. Từ mô hình này, ông Thiện đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các hội viên CCB và hộ nông dân trong xã cùng nhau phát triển kinh tế. Đến nay, toàn chi hội CCB xóm Văn Tiến đã có trên 50% số hộ hội viên CCB xây dựng được mô hình phát triển kinh tế từ nuôi ong lấy mật, góp phần cải thiện đời sống, đồng thời mở ra hướng đi mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

 

                                                                           

                                                                  Hoàng Huy

 

Các tin khác

Thú y viên xã Mường Chiềng hướng dẫn hộ chăn nuôi che chắn chuồng trại để tránh rét cho gia súc.
Các học viên làm bài kiểm tra sát hạch tại lớp tập huấn.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịchUBND tỉnh kết luận cuộc họp.
Không có hình ảnh

ADDA gắn kết nông dân đồng sở thích

(HBĐT) - Cùng chị Bùi Thị Lâm, tập huấn viên của Dự án ADDA (tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch châu á) tại tỉnh, chúng tôi về xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) để tìm hiểu về mô hình chăn nuôi gà thịt thuộc Dự án “Nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người” do Tổ chức ADDA tài trợ.

Huyện Yên Thuỷ: 100% xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Trong 5 năm (2011-2015), các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thuỷ phát triển nhanh và đa dạng hơn. Đến nay, huyện có 16 HTX, trong đó có 6 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

47 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học

(HBĐT) - 5 năm qua (2011-2015), cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn tỉnh được quan tâm củng cố, đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại theo quy hoạch trường chuẩn quốc gia.

Quy định mới về hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Hội CCB huyện Lạc Thủy: Trao bò cho hội viên nghèo

(HBĐT) - 3 năm gần đây, việc phát động tiết kiệm mỗi hội viên 1.000 đồng/tháng ủng hộ, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã được cán bộ, hội viên Hội CCB huyện Lạc Thủy tham gia hưởng ứng tích cực.

Huyện Tân Lạc: Giải quyết việc làm cho 1.575 lao động

(HBĐT) - Năm 2015, huyện Tân Lạc đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 1.500 lao động. Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH, trong năm, huyện giải quyết việc làm cho khoảng 1.575 lao động, đạt 105% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục