Mặt hàng chổi chít xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam á đạt hàng triệu sản phẩm /năm, đóng góp vào danh mục hàng hóa xuất khẩu xấp xỉ 31 triệu USD. ảnh:?Cơ sở sản xuất chổi chít xuất khẩu xã Dân Hạ (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2015 với tổng kim ngạch hàng hóa ước đạt 282 triệu USD, tăng 86,4% so với cùng kỳ, vượt 56,7% kế hoạch. Điều này ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại, giữ vững mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thị trường.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng Quản lý đầu tư và hợp tác quốc tế (Sở Công Thương): Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 100 triệu USD vào năm 2015. Đến năm cuối giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đã vượt xa mức chỉ tiêu. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Nhiều mặt hàng xuất khẩu được mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị như may mặc, linh kiện điện tử... Thị trường xuất khẩu phát triển, đến nay đã xuất khẩu hàng hóa qua 21 nước.
Với những đổi mới của tỉnh trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp SX -KD huy động và thu hút được một lượng vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại từng bước hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường, tạo chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là thấu kính, linh kiện điện tử, may mặc, nông sản chế biến... Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách chung và cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp về nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu thông qua sắp xếp doanh nghiệp, ngành nghề, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tín dụng, tài chính. Đồng thời, đưa việc phát triển sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu vào quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hưởng các điều kiện thuận lợi trong sử dụng đất.
Tỉnh cũng triển khai các giải pháp về thị trường xuất khẩu như thông tin đầy đủ, kịp thời các văn bản, nghị định, cơ chế và chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu tới các doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp phát huy mọi khả năng sáng tạo trong phát triển thị trường, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước, dự báo chiều hướng cung - cầu hàng hóa và dịch vụ, cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu của các nước giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từ nơi khác đến nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội làm ăn với địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Khuyến khích và đơn giản hoá mọi thủ tục khi các doanh nghiệp nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện hoặc mở chi nhánh tại tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trường...
Trong tỉnh hiện có 30 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, trong đó có 1 doanh nghiệp đạt doanh thu trên 50 triệu USD, 8 doanh nghiệp doanh thu trên 10 triệu USD, 5 doanh nghiệp doanh thu trên 5 triệu USD. Thị trường xuất khẩu của tỉnh tập trung vào các nước Hoa Kỳ, EU, Nga, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Đồng chí Bùi Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, từ năm 2016 trở đi, nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho sản xuất và xuất khẩu của nước ta nói chung và của tỉnh nói riêng. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP tạo cơ hội xuất khẩu đối với các nhóm hàng lợi thế của tỉnh như nông sản, hàng công nghiệp, dệt may, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Bùi Minh
(HBĐT) - Không chỉ những người xa quê, quan khách lâu lâu trở lại, mà ngay cả những công dân thành phố Hòa Bình đều cảm nhận sâu sắc về diện mạo thành phố bên sông Đà đang vươn mình, đổi thay từng ngày. Hiện thực hóa các quy hoạch tổng thể, chi tiết, thành phố đã huy động và quản lý hiệu quả các nguồn lực đầu tư với tổng vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tạo nên sự thay đổi vượt bậc về kết cấu hạ tầng mà những năm trước được xem là “nợ” khi được công nhận là đô thị loại III.
(HBĐT) - Ngày 30/12, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Đến dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Cục thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các địa phương, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NN&PTNT.
(HBĐT) - Năm 2015, Công Ty TNHH Sân Golf Phượng Hoàng có doanh thu đạt hơn 120 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách địa phương 30 tỷ đồng. Nâng tổng doanh thu từ khi vào hoạt động từ năm 2007 đến nay đạt 866 tỷ đồng.
(HBĐT) - Hội Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) hiện có 1.147 hội viên với 11 chi hội, thu nhập bình quân của hội viên đạt 29 triệu đồng/người/năm. Trong những năm qua, HND xã Phú Thành đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giúp hội viên nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 12/ 2015, tổng diện tích trồng rừng trên địa bàn huyện Kim Bôi là 2.029 ha, đạt 115,94% so với kế hoạch, trong đó rừng sau khai thác 1.079 ha, rừng trồng phân tán 50 ha. Toàn bộ diện tích rừng đã được chăm sóc và bảo vệ tốt.
(HBĐT) - Không có đường bê tông đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi còn thiếu , nhà văn hóa, trường học chưa đồng bộđó là những khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở xã Ngỗ Luông một trong những xã vùng cao của huyện Tân Lạc.