Tranh thủ thời tiết ấm, nông dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) khẩn trương cấy lại trên diện tích lúa đã cấy bị chết rét khoảng trung tuần tháng 1/2016.

Tranh thủ thời tiết ấm, nông dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) khẩn trương cấy lại trên diện tích lúa đã cấy bị chết rét khoảng trung tuần tháng 1/2016.

(HBĐT) - Sản xuất vụ chiêm - xuân năm nay được dự báo sẽ rất khó khăn do liên tiếp phải đối mặt với diễn biến thời tiết bất thuận. Để hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của thời tiết, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ và cơ cấu các trà lúa theo quy trình kỹ thuật của Sở đã ban hành.

 

Thống kê sơ bộ đến ngày 20/2, toàn tỉnh có tổng lượng mạ đã gieo đạt gần 850 tấn. Do từ đầu vụ đến nay diễn biến thời tiết bất thuận nên tiến độ gieo cấy lúa chậm so với kế hoạch đề ra. Cùng với kéo chậm tiến độ sản xuất, diễn biến thời tiết bất thuận còn gây ra tình trạng hạn hán ngay từ đầu vụ, làm chết rét trên 40 tấn mạ, trên 585 ha lúa mới cấy bị chết rét và thiếu nước phải tiến hành cấy lại lần 2. Tình hình hạn hán được dự báo tiếp tục căng thẳng từ nay đến cuối vụ do hiện tượng El-Nino kéo dài và có cường độ mạnh. Chính vì vậy, các địa phương cần chủ động các biện pháp ứng phó để khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân 2016.

 

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi rét đậm, rét hại, thời gian qua, huyện Lạc Thủy đang hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, tiếp tục sản xuất trong điều kiện thời tiết bất thuận. Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Phòng NN&PTNT đã hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất, đôn đốc bà con triển khai thực hiện tốt biện pháp che phủ nilon phòng - chống rét cho mạ, giữ ấm cho lúa đã cấy và cây trồng khác. Tuy nhiên, đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 23  -29/1/2016 làm thiệt hại trên 1,5 tấn mạ đã gieo, làm chết 367,2 ha lúa đã cấy. Sau Tết, người dân đã gieo bổ sung đảm bảo đủ lượng mạ phục vụ sản xuất. Diện tích lúa chết đã tiến hành cấy dặm, diện tích chết nhiều tổ chức cấy lại. Xác định nguy cơ hạn hán cho cây trồng rất cao đặc biệt là cây lúa, các xã, thị trấn đang tích cực thực hiện các biện pháp phòng - chống hạn, tăng cường công tác thủy lợi, quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có để đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất từ nay đến cuối vụ.

 

Không chỉ tác động mạnh đến tiến độ gieo cấy lúa xuân, điều kiện thời tiết khắc nghiệt thời gian qua cũng đã ảnh hưởng bất lợi tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng cạn, đồng thời gây thiệt hại đến chăn nuôi với tổng số gia súc toàn tỉnh bị chết rét lên tới 1.519 con. Hiện, cùng với khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, các địa phương tranh thủ thời tiết ấm dần tập trung làm đất cấy lúa và trồng màu vụ xuân. Theo định hướng của Sở NN& PTNT, các địa phương đã mở rộng diện tích gieo cấy trà xuân muộn (chiếm khoảng 85-90% tổng diện tích) bằng các giống ngắn ngày (dưới 135 ngày) có năng suất, chất lượng khá, trong đó, giống lúa lai chiếm khoảng 30% diện tích. Với tiến độ sản xuất đang chậm so với kế hoạch, áp lực về thời vụ dồn vào những ngày cuối của tháng 2, đòi hỏi nông dân các địa phương cần tập trung nguồn lực mới có thể gieo cấy lúa xong trong tháng 2 như khung thời vụ đã được khuyến cáo. Mặt khác, do không đảm bảo được thời vụ và nguồn nước để gieo cấy lúa xuân, nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có thời vụ và khả năng chịu hạn cao hơn cây lúa, như ngô, lạc, bí xanh, rau đậu thực phẩm... Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, đó là cách làm thiết thực, hiệu quả, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong chủ động khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân 2016.

 

 

                                                                     Thu Trang 

 

 

 

 

Các tin khác

Lần đầu tiên nông dân Cao Phong treo biển mời gọi mua mía tại ruộng.
Doanh nghiệp KCN giải quyết việc làm cho 13.600 lao động, chủ yếu là người địa phương. Ảnh: Công ty may xuất khẩu Esquel Việt Nam, KCN Lương Sơn giải quyết việc làm cho 2800 lao động.
Lớp dạy nghề mây, song đan theo Đề án 1956 thu hút đông đảo người dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) tham gia.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam– Chi nhánh tỉnh Hòa Bình tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Dành trên 1,5 tỉ đồng thực hiện an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Với tinh thần mọi người đều được vui xuân, không có hộ nào thiếu ăn trong dịp tết, UBND huyện Lương Sơn đã trích ngân sách hơn 1,5 tỉ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội hỗ trợ cho các hộ nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn.

Mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương

(HBĐT) - Tân Sơn là xã vùng 1, cách trung tâm huyện Mai Châu 20 km, với 270 hộ dân, 1.125 nhân khẩu trải dài khoảng 9 km dọc quốc lộ 6. Dẫu thuộc xã vùng 1 nhưng đời sống của bà con nơi đây vẫn rất khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo còn cao (32,59%), thu nhập bình quân mới đạt 6,8 triệu đồng/người/năm. Do diễn biến thời tiết phức tạp, mưa mù, rét đậm, rét hại kéo dài vào những tháng đầu và cuối năm nên quá trình sản xuất, chăn nuôi của bà con triển khai khá chậm. Điều trăn trở nhất là vấn đề đầu ra cho sản phẩm, khi mà cây ngô - cây trồng chủ lực luôn phải chịu cảnh được mùa - mất giá.

Sức xuân ở vùng đất Kỳ Sơn

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đâu đâu cũng thấy bà con tất bật với công việc sản xuất vụ chiêm - xuân. Dừng tay làm vườn, bà Đinh Thị Giá, xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ cho biết: Những thửa ruộng này trước đây mỗi năm chỉ trồng 1 vụ lúa nhưng năng suất bấp bênh theo sự lên xuống của con nước. Vì thế, đời sống của người dân gặp khó khăn. Từ năm 2000 lại đây, chúng tôi đã đưa các giống mới vào gieo trồng, làm 3 vụ/năm gồm 2 vụ lúa, 1 vụ màu không cho đất nghỉ. Người có công đất không phụ công người, nhất là khi xã được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín kiên cố giúp cho thâm canh tăng năng suất, cuộc sống tăng lên đáng kể.

Lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết về cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 24/2, Sở NN & PTNT đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020. Tham dự có đại diện các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo UBND và phòng chuyên môn 11 huyện, thành phố.

Kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Chiều 23/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng một số ngành liên quan đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Kim Bôi.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Ngọc Lương (Yên Thuỷ) là xã điểm NTM của tỉnh. Khi mới bắt tay thực hiện chương trình, xã gặp phải một số khó khăn bởi dân số đông, phân chia thành 23 xóm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,5%, thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/ năm, qua rà soát xã mới đạt 6/19 tiêu chí. Ngoài ra, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra cho sản phẩm bấp bênh, đặc biệt là tư tưởng trông chờ, ỷ lại coi xây dựng NTM là chương trình đầu tư của Nhà nước trong một số cán bộ và đa số nhân dân trong xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục