Lần đầu tiên nông dân Cao Phong treo biển mời gọi mua mía tại ruộng.
(HBĐT) - 2 năm nay, việc tiêu thụ mía của nông dân gặp khó khăn. Cao Phong là vùng trọng điểm mía của tỉnh. Giá mía đã giảm từ 1.000-2.000 đồng/cây. Đầu vụ giá từ 4.000- 5.000 đồng/cây, hiện giá mía đã tụt xuống còn 2.500- 3.000 đồng/cây.
Cả huyện Cao Phong có 2.700 ha mía. Trong đó mía tím 1.270 ha, mía trắng ép nước là 1.419 ha, mía nguyên liệu 10,5 ha. Nông dân đã thu hoạch được trên 450 ha, chủ yếu là mía tím (đạt 16,6% diện tích). Mía lưu vụ tiêu thụ chậm bằng 49,7% so với năm 2015 và bằng 35,5% so với cùng kỳ năm 2014. Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Hồ Xuân Dũng cho biết: Mía là nguồn thu nhập quan trọng của nông dân. Khó khăn trong tiêu thụ, lần đầu tiên người trồng mía Cao Phong đã phải làm biển bán mía tại ruộng. Giá mía của huyện Cao Phong được xem là cao nhất tỉnh. Tiêu thụ mía khó khăn là tình trạng chung của nông dân các trong tỉnh. Cả tỉnh có 9.500 ha mía các loại, trong đó mía tím 4.095 ha, mía ép 3.736 ha, mia nguyên liệu 1.669 ha. Đến nay, mới tiêu thụ được 50% sản lượng mía tím.
Lê Chung
(HBĐT) - Tân Sơn là xã vùng 1, cách trung tâm huyện Mai Châu 20 km, với 270 hộ dân, 1.125 nhân khẩu trải dài khoảng 9 km dọc quốc lộ 6. Dẫu thuộc xã vùng 1 nhưng đời sống của bà con nơi đây vẫn rất khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo còn cao (32,59%), thu nhập bình quân mới đạt 6,8 triệu đồng/người/năm. Do diễn biến thời tiết phức tạp, mưa mù, rét đậm, rét hại kéo dài vào những tháng đầu và cuối năm nên quá trình sản xuất, chăn nuôi của bà con triển khai khá chậm. Điều trăn trở nhất là vấn đề đầu ra cho sản phẩm, khi mà cây ngô - cây trồng chủ lực luôn phải chịu cảnh được mùa - mất giá.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đâu đâu cũng thấy bà con tất bật với công việc sản xuất vụ chiêm - xuân. Dừng tay làm vườn, bà Đinh Thị Giá, xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ cho biết: Những thửa ruộng này trước đây mỗi năm chỉ trồng 1 vụ lúa nhưng năng suất bấp bênh theo sự lên xuống của con nước. Vì thế, đời sống của người dân gặp khó khăn. Từ năm 2000 lại đây, chúng tôi đã đưa các giống mới vào gieo trồng, làm 3 vụ/năm gồm 2 vụ lúa, 1 vụ màu không cho đất nghỉ. Người có công đất không phụ công người, nhất là khi xã được hưởng lợi từ các chương trình, dự án đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín kiên cố giúp cho thâm canh tăng năng suất, cuộc sống tăng lên đáng kể.
(HBĐT) - Ngày 24/2, Sở NN & PTNT đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020. Tham dự có đại diện các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo UBND và phòng chuyên môn 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Chiều 23/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng một số ngành liên quan đã đi kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngọc Lương (Yên Thuỷ) là xã điểm NTM của tỉnh. Khi mới bắt tay thực hiện chương trình, xã gặp phải một số khó khăn bởi dân số đông, phân chia thành 23 xóm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,5%, thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/ năm, qua rà soát xã mới đạt 6/19 tiêu chí. Ngoài ra, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra cho sản phẩm bấp bênh, đặc biệt là tư tưởng trông chờ, ỷ lại coi xây dựng NTM là chương trình đầu tư của Nhà nước trong một số cán bộ và đa số nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Tranh thủ thời tiết ấm áp trở lại, ngay sau những những ngày đón tết vui xuân Bính Thân 2016 bà con nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn đã và đang khẩn trương bắt tay vào gieo cấy lúa xuân.