Bà Nguyễn Thị Bình (bên trái), Giám đốc HTX nông nghiệp bản Dao, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) hướng dẫn xã viên cách sử dụng phân bón hữu cơ cho cây mía nguyên liệu.
(HBĐT) - Chỉ cần 300.000 đồng/người góp vốn sẽ là thành viên của HTX nông nghiệp bản Dao (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình). Khi đó, các xã viên được sử dụng nhiều dịch vụ ưu đãi, phù hợp trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với các hộ kinh tế còn khó khăn ở bản Đồng Chụa, HTX nông nghiệp bản Dao đã và đang là “điểm tựa” để người dân vươn lên xóa đói nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Ứng 300.000 đồng để hộ nghèo là xã viên HTX
Hiện, HTX nông nghiệp bản Dao có 86 xã viên, trong đó có 5 gia đình thuộc hộ nghèo. Theo quy định chung của HTX nông nghiệp bản Dao, để trở thành xã viên, mỗi người đóng góp tối thiểu 300.000 đồng. Đối với nhiều gia đình, 300.000 đồng là số tiền nhỏ nhưng với hộ nghèo số tiền đó không ít. Ở bản Dao Đồng Chụa, không ai là không biết và đồng cảm với hoàn cảnh của gia đình anh Bàn Tiến Thọ, bản thân mù lòa, vợ mắc chứng bệnh về thần kinh, hai con đang tuổi ăn, tuổi lớn. Mặc dù được trợ cấp từ phía chính quyền nhưng gia đình anh vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với mong muốn hỗ trợ gia đình anh Thọ, HTX nông nghiệp bản Dao đã trích 300.000 đồng tiền phúc lợi để góp vốn giúp anh trở thành xã viên HTX. Từ khi được sinh hoạt trong HTX, anh được các xã viên giúp đỡ, động viên nhiều trong cuộc sống. Là hộ nghèo điển hình của xã, gia đình anh Thọ được tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng CSXH mua 2 con bò giống về nuôi. HTX thường xuyên đến hỗ trợ gia đình kỹ thuật chăn nuôi, phòng - chống đói, rét cho gia súc và tìm mối thu mua bò. Sau 3 năm, hiện gia đình anh đã trả hết nợ ngân hàng, xây dựng ngôi nhà cấp 4 kiên cố và tiếp tục nuôi 2 con bò sinh sản.
Gia đình chị Triệu Thị Tâm cũng là hộ có hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân chị khuyết tật, chồng mất sớm, một mình nuôi 2 con nhỏ. Nhờ tham gia vào HTX, 1 ha đất đồi của gia đình luôn được canh tác hết năng suất. Chị chia sẻ: “Là người kém may mắn nhưng tôi luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để mong con cái bớt khổ, thiệt thòi. Trước đây, khi chưa vào HTX, muốn sản xuất, trồng trọt lại thiếu vốn đầu tư nên canh tác còn nhỏ lẻ. Khi trở thành xã viên, tôi được nợ mua giống, phân và được hỗ trợ, chia sẻ về KH-KT trong trồng trọt, chăn nuôi. Đến kỳ thu hoạch mới phải trả nợ tiền cho HTX, coi như mình lấy công làm lãi”.
Còn với gia đình anh Triệu Quý Thương, trở thành xã viên là bước ngoặt “đổi đời” của anh và gia đình. Năm 2015, anh mua nợ của HTX 23 triệu đồng tiền giống mía nguyên liệu và phân bón. Đến cuối vụ, sau khi trừ hết chi phí, trả nợ HTX vẫn thu được trên 100 triệu đồng. Hiện, gia đình anh là 1 trong những hộ có vốn đóng góp lớn nhất trong HTX.
Cung ứng nhiều dịch vụ hướng đến quyền lợi của xã viên
HTX nông nghiệp bản Dao được thành lập từ năm 2005 với khoảng 20 xã viên với số vốn hạn chế. Sau hơn 10 năm hoạt động, đến nay HTX huy động được nguồn vốn 150 triệu đồng, người ít nhất 300.000 đồng, người nhiều nhất 50 triệu đồng. Ngoài nguồn vốn đóng góp, HTX còn huy động tiền nhàn rỗi từ xã viên và trả lãi suất cao hơn tiền gửi ngân hàng.
Với phương châm hướng đến lợi ích của xã viên, từ nguồn vốn huy động được, HTX đã đầu tư mua giống, phân bón với giá rẻ, chất lượng cao, tốt nhất để cung ứng cho xã viên dưới hình thức mua nợ trong 12 tháng. Những ngày đầu, các thành viên Hội đồng quản trị đã lặn lội nhiều nơi để tìm con, cây giống đảm bảo. Như chọn mua gà giống họ về tận trại gà Lương Mỹ - Hà Nội hay sả cao sản ở miền
Bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc HTX nông nghiệp bản Dao cho biết: Hàng năm, sau khi bà con thu hoạch trả nợ giống, phân cho HTX mua từ đầu mùa, HTX chia lãi đối với những thành viên thường xuyên sử dụng các dịch vụ HTX, chia lãi theo từng dịch vụ một cách công khai, minh bạch. Số tiền còn lại sẽ tiếp tục tái đầu tư vào vụ mới. Sau khi chuyển đổi HTX theo luật mới, HTX đã hoạt động như một doanh nghiệp. ở đó, lợi ích của thành viên đều như nhau, mỗi quyết định, mỗi thay đổi đều phải có sự thông qua của tất cả thành viên hướng đến sự gắn kết cần thiết để phát triển HTX, quyền lợi của thành viên được chú trọng hơn, tất cả dịch vụ nông nghiệp của HTX đều hướng đến thành viên. Bản thân là thành viên của Hội đồng quản trị, bà Bình cùng mọi người tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các HTX đang hoạt động hiệu quả để HTX luôn là “điểm tựa” vững chắc, tin tưởng của mỗi thành viên.
(HBĐT) - Những năm trước, anh Võ Văn Bắc ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc), làm nghề thợ xây. Gia đình anh có 4 khẩu, cả nhà trông vào thu nhập của anh, vợ anh không có việc làm ổn định, ai thuê gì làm nấy nên cuộc sống chật vật. Thấy mọi người nuôi cá lồng, anh làm một lồng nuôi. Không có vốn, không có kỹ thuật nên cá chậm lớn. Thỉnh thoảng có dịch bệnh không biết cách phòng, chữa nên cá chết hết. Nhiều lúc anh cũng nản, chỉ thả ít cá để cải thiện.
(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:
(HBĐT) - Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau theo hướng tập trung, trong đó có vùng sản xuất rau an toàn, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu nhập của người nông dân, BCH Đảng bộ TP Hòa Bình đã ban hành NQ số 05, ngày 12/4/2012 về xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, UBND thành phố đã có kế hoạch nhằm cụ thể hóa thực hiện nghị quyết. Các xã, phường xây dựng chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế từng cơ sở.
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2010, sau 5 năm đi vào hoạt động, HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn (xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc) đã khẳng định được vai trò thúc đẩy chuyển đổi sản xuất, nâng cao đời sống xã viên dân và tạo được niềm tin của nhân dân cũng như thu hút xã viên tham gia vào HTX.
(HBĐT) - Chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho các thành viên, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) xã Dũng Phong (Cao Phong) đã thực sự phát huy vai trò tập hợp, vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho nông dân... Từ việc ngày càng đa dạng, phong phú lĩnh vực hoạt động, HTX DVNN đã không ngừng phát triển, góp phần cải thiện đời sống cho các thành viên.
(HBĐT) - Xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) vừa tổ chức lễ đón bằng công nhận làng nghề Dệt thổ cẩm truyền thống.