Nhằm giúp nhân dân phát triển sản xuất, xã đã tranh thủ các dự án hiamr nghèohỗ trợ nhân dân chăn nuôi bò nhằm nâng cao thu nhập.
(HBĐT) - Là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao, Đồng Môn (Lạc Thủy) được đánh giá là một trong những xã có xuất phát điểm thấp khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Tuy nhiên với sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Đồng Môn đã từng bước tháo gỡ khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM.
Đồng chí Bùi Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết: Thực tế khi bắt tay vào xây dựng NTM, Đồng Môn đứng trước vô vàn khó khăn. Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt trong khi giao thông chưa hoàn thiện. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng nhỏ lẻ, manh mún, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là nhận thức của một bộ phận đảng viên và nhân dân về chương trình NTM chưa thực sự thấu đáo, còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Nhận thức rõ thực trạng của xã, ngay sau khi triển khai chương trình xây dựng NTM, Đồng Môn đã rà soát, đánh giá hiện trạng, đồng thời xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng NTM địa bàn toàn xã. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung, chương trình đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ mục đích, vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong xây dựng NTM. Thông qua công tác tuyên truyền đã thu hút được sự hưởng ứng của toàn xã hội vào thực hiện chương trình. Nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Tính đến nay, nhân dân đã hiến hơn 34.000 m2 đất các loại để xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình khác.
Với điều kiện thực tế của xã, cấp ủy Đảng, chính quyền xã xác định muốn xây dựng NTM trước hết cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Ngay từ khi triển khai chương trình, tận dụng tối đa lợi thế diện tích đất rừng lớn và các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn xã, cấp ủy, chính quyền xã Đồng Môn đã tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Trong 5 năm triển khai, từ nguồn hỗ trợ của các dự án: phát triển kinh tế trang trại, kinh tế rừng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, xã đã tạo điều kiện để người dân tín chấp ngân hàng vay vốn, tập huấn kiến thức quản lý, KH-KT, kiến thức chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển mô hình kinh tế trang trại. Nhờ đó, Đồng Môn đã xác định được hướng phát triển trọng điểm là kinh tế rừng gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay, tổng diện tích rừng trồng toàn xã có 1.300 ha. Hơn 80% hộ phát triển kinh tế rừng. Từ rừng đã góp phần mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, giải quyết việc làm thường xuyên cho 90% lao động. Bên cạnh trồng rừng, chính quyền xã tiếp tục triển khai mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, xã đã tranh thủ các nguồn vốn từ Chương trình 134, 135 để lồng ghép thực hiện chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm nhằm phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nâng cao đời sống nhân dân. Từ các nguồn vốn này, xã đã bê tông hoá 8,4/11,5 km đường trục xã, liên xã, 5,2/22,5 km đường thôn; 3/10,5 km đường ngõ xóm; xây dựng, tu sửa 6/12 công trình thủy lợi, cứng hóa 2/25,6 km kênh mương nội đồng đảm bảo tưới tiêu cho 70% diện tích lúa và 20% diện tích cây màu khác.
Nhờ có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, qua 5 năm triển khai, Đồng Môn đã đạt 10 tiêu chí NTM.
Phương Linh
(HBĐT) - Phúc Sạn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Người dân đa phần là dân tộc thiểu số. Thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2015 khoảng 25%, hộ cận nghèo trên 38%. Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ giúp đỡ xã Phúc Sạn, trong những năm qua, cán bộ, công chức Kho Bạc Nhà nước tỉnh thống nhất cao trong nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai giúp đỡ xã. Qua đó, đơn vị chủ động, tích cực triển khai, thực hiện các biện pháp cụ thể, hiệu quả, bước đầu đem lại kết quả nhất định.
(HBĐT) - Những năm trước, anh Võ Văn Bắc ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc), làm nghề thợ xây. Gia đình anh có 4 khẩu, cả nhà trông vào thu nhập của anh, vợ anh không có việc làm ổn định, ai thuê gì làm nấy nên cuộc sống chật vật. Thấy mọi người nuôi cá lồng, anh làm một lồng nuôi. Không có vốn, không có kỹ thuật nên cá chậm lớn. Thỉnh thoảng có dịch bệnh không biết cách phòng, chữa nên cá chết hết. Nhiều lúc anh cũng nản, chỉ thả ít cá để cải thiện.
(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:
(HBĐT) - Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau theo hướng tập trung, trong đó có vùng sản xuất rau an toàn, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu nhập của người nông dân, BCH Đảng bộ TP Hòa Bình đã ban hành NQ số 05, ngày 12/4/2012 về xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, UBND thành phố đã có kế hoạch nhằm cụ thể hóa thực hiện nghị quyết. Các xã, phường xây dựng chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế từng cơ sở.
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2010, sau 5 năm đi vào hoạt động, HTX Nông - lâm nghiệp Cao Sơn (xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc) đã khẳng định được vai trò thúc đẩy chuyển đổi sản xuất, nâng cao đời sống xã viên dân và tạo được niềm tin của nhân dân cũng như thu hút xã viên tham gia vào HTX.
(HBĐT) - Chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho các thành viên, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) xã Dũng Phong (Cao Phong) đã thực sự phát huy vai trò tập hợp, vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho nông dân... Từ việc ngày càng đa dạng, phong phú lĩnh vực hoạt động, HTX DVNN đã không ngừng phát triển, góp phần cải thiện đời sống cho các thành viên.