Không gian khác biệt và tinh tế ở cơ sở dệt của chị Lò Thị Dị, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đáng để thăm quan.

Không gian khác biệt và tinh tế ở cơ sở dệt của chị Lò Thị Dị, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đáng để thăm quan.

(HBĐT) - Ngành nghề nông thôn đang theo xu hướng phát triển, cư dân lao động ở nông thôn đã và đang gắn bó hơn với các làng nghề, làng nghề truyền thống bởi đấy không chỉ lưu giữ nét văn hóa đa dạng, độc đáo của địa phương miền núi mà nhờ đó tạo việc làm, có nghề phù hợp, đời sống, thu nhập của họ được cải thiện từng ngày. “Mạch sống” làng nghề cũng từ đây được khơi lại...

 

Làng nghề gắn với làm du lịch

 

Tại một nơi gần như tách biệt với sự nhộn nhịp giao thương của ngôi làng, cơ sở dệt của chị Lò Thị Dị ở bản Lác, xã Chiềng Châu Mai Châu) là không gian đáng để du khách ghé thăm, chiêm ngưỡng tinh hoa dệt của dân tộc Thái với những nét hoa văn độc đáo, cách bày trí tinh tế. Chủ nhân của cơ sở tuổi đời còn khá trẻ, từ sự đam mê và tình yêu với nghề dệt của dân tộc mình, chị đã tìm cho mình một hướng đi mới với mong muốn lưu giữ, tôn vinh nghề dệt truyền thống.

 

(Mai Châu) là không gian đáng để du khách ghé thăm, chiêm ngưỡng tinh hoa dệt của dân tộc Thái với những nét hoa văn độc đáo, cách bày trí tinh tế. Chủ nhân của cơ sở tuổi đời còn khá trẻ, từ sự đam mê và tình yêu với nghề dệt của dân tộc mình, chị đã tìm cho mình một hướng đi mới với mong muốn lưu giữ, tôn vinh nghề dệt truyền thống. Qua lời chị tâm sự thì nghề dệt dường như đã ngấm vào máu. May mắn cách đây 6 -7 năm, chị được theo học, nâng cao tay nghề khi tham gia một lớp học trong chương trình Dự án Jica. Ban đầu, sản phẩm làm ra, chị tiêu thụ thông qua “kênh” bán hàng của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu. Dần dà, chị tách ra làm chủ cơ sở thu hút 6 chị em trong bản cùng tham gia nghề. Gian hàng của chị đặc biệt thu hút cũng như để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Tới đây, khách ghé thăm được hòa mình trong không gian khác biệt, sản phẩm dệt thủ công được bày trí công phu. Hình ảnh chị em miệt mài bên khung cửi, âm thanh lách cách tiếng thoi đưa mang đến cho du khách nhiều cảm nhận. ở đây, tất cả sản phẩm do chị em làm ra rất khác so với dệt máy bởi được dệt bằng sợi bông tự nhiên, đường nét hoa văn mềm mại, tinh tế, chất liệu thân thiện với môi trường.

 

Có dịp ghé thăm làng đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) hay làng nghề gỗ lũa xã Lâm Sơn (Lương Sơn), làng rượu cần ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), rượu Mai Hạ (Mai Châu), du khách như “lạc” vào một không gian khác, không gian của làng nghề mới với nhịp sống hối hả, sôi động. Nhiều người trầm trồ trước những tuyệt tác từ đá và gỗ lũa nhờ vào óc sáng tạo, đôi tay tỉ mẩn, tài hoa hay sự cầu kỳ để làm ra mỗi vò rượu đặc sản Mường Vang, rượu Mai Hạ thơm ngon nức tiếng. Các làng nghề ngày càng được khách thập phương biết đến nhiều hơn qua kênh quảng bá, thăm quan du lịch. Cũng nhờ có “kênh” này mà làng nghề, sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống tiếp cận ngày một tốt hơn với khách hàng, nắm bắt được thị hiếu của thị trường.

 

Tuy nhiên, những người hiện đang làm trong các làng nghề, làng nghề truyền thống vẫn còn nhiều tâm tư, đó là mong muốn các ngành chức năng quan tâm hơn nữa đến sự phát triển, mở rộng làng nghề thông qua nguồn vốn vay, đào tạo nâng cao tay nghề, nhất là mở các tuyến thăm quan du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng gắn với làng nghề nhằm tạo sức hút và du khách biết đến nhiều hơn.    

 

Thúc đẩy phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống

 

Các làng nghề đã, đang dần khôi phục, phát triển như nghề nuôi ong, dệt thổ cẩm, mây - tre đan, chế biến các món ăn dân tộc, chế biến nông, lâm, thủy sản... Trong các giải pháp thúc đẩy, việc mở tuyến du lịch làng nghề mà người dân làng nghề đề cập cũng đang được các ngành chức năng phối hợp với các công ty, đơn vị làm du lịch triển khai, thực hiện. Trước mắt, một số tour du lịch kết hợp thăm quan làng nghề đã xuất hiện như du lịch cộng đồng huyện Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong với các điểm đến lý thú làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

 

Song hành cùng với việc khôi phục các làng nghề, chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, hình thành các tổ hợp tác, HTX, đồng thời hạ tầng làng nghề từng bước được chú trọng. Với một số ngành nghề truyền thống làm hạt nhân, đã xuất hiện các chủ hộ, cơ sở sản xuất, HTX SX-KD có hiệu quả cao, giải quyết tốt các mục tiêu xã hội. Điển hình trong việc tiếp tục mở rộng và phát triển ngành nghề là HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, khu du lịch bản Lác - Chiềng Châu (Mai Châu), HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, một số cơ sở sản xuất rượu cần ở Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, TP Hòa Bình; giấy dó xã Hợp Hòa , mây - tre đan xóm Gò Mè (Lương Sơn). Các khu CN - TTCN lớn của tỉnh và trong khu vực phát triển nhanh tạo ra những thị trường “ngách” hết sức quan trọng cho ngành nghề, làng nghề phát triển.

 

 Đặc biệt, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 11, ngày 13/6/2014 về việc phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đặt ra mục tiêu đến năm 2020 công nhận được 10 làng nghề, làng nghề truyền thống; Quyết định số 12/2015/ QĐ -  UBND tỉnh ngày 24/4/ 2015 ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đến năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh đã có 5 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận gồm làng nghề dệt thổ cẩm và du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu; làng nghề dệt thổ cẩm xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); làng nghề dệt thổ cẩm xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc); làng nghề dệt thổ cẩm xóm Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) và làng nghề đá cảnh thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy). Sau khi được công nhận, các làng nghề duy trì và phát triển tương đối ổn định. Theo đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, tỉnh đã tạo điều kiện cho một số sở, ban, ngành đưa các HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ngành nghề nông thôn tham gia hội chợ các tỉnh và chương trình triển lãm của Bộ NN&PTNT tạo cơ hội tốt để doanh nghiệp, HTX quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng. Trong chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 có thêm hoạt động hỗ trợ đào tạo, dạy nghề nhằm phần nào đáp ứng nguyện vọng của bà con vùng nông thôn giúp nâng cao chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm. Một giải pháp khác cũng đang được quan tâm là thúc đẩy liên kết các làng nghề để tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ, chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh như vải lanh, thổ cẩm, mật ong, rượu cần, từ đó có cơ sở pháy lý để được Nhà nước công nhận và bảo hộ nhãn hiệu.            

 

 

 

                                                                Bùi Minh

 

 

Các tin khác

HTX Trung Sơn, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chuyên chăn nuôi  gà lấy trứng, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động  với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Nông dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn)  đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất lao động.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Toàn tỉnh có 1.828 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng

(HBĐT) - Hiện tại, các địa phương trong tỉnh tập trung gieo ươm, chăm sóc trên 8 triệu cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2016.

Giải ngân gần một tỷ đồng vốn NHCSXH tại xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 19/3, tại điểm giao dịch xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, NHCSXH huyện đã tiến hành giải ngân bất thường theo nhu cầu vay vốn cho người dân thuộc diện chính sách. Tới kiểm tra thực tế và chỉ đạo có ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện.

Hội Nông Dân xã Cố Nghĩa: Phát huy lợi thế để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hội Nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy hiện có 827 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Trong những năm qua, với vai trò tập hợp, hướng dẫn hội viên cách thức làm ăn, hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận với các tiến bộ KHKT góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Khát vọng làng nghề, làng nghề truyền thống

(HBĐT) - Làng nghề, làng nghề truyền thống thường được ví như nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân gian. Hoạt động làng nghề vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đậm chất nhân văn, tạo việc làm và nâng cao đời sống cư dân nông nghiệp. Thế nhưng từng có thời điểm, làng nghề, làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, không thu hút được lao động tham gia. Để vực dậy, khôi phục hoạt động làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh ta đã và đang nỗ lực triển khai những giải pháp.

Quy định chặt chẽ việc quản lý, sử dụng ODA

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thay thế Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ theo hướng chặt chẽ.

Các trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục