Vườn lặc lày mới trồng của gia đình anh Nguyễn Văn Đại xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn).
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, quả lặc lày được nhiều người ưa chuộng và trở thành đặc sản ở vùng đất Lương Sơn. Nhiều hộ dân thấy hiệu quả kinh tế cao nên đầu tư trồng. Tuy nhiên, giá quả thường bấp bênh. Đầu vụ và cuối vụ giá cao từ 17.000 - 20.000 đồng/kg. Vào giữa vụ thu hoạch rộ giá chỉ được 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Năm 2008, được sự hỗ trợ của tổ chức ADDA Đan Mạch, Hội nông dân huyện Lương Sơn triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ, trong đó có sản phẩm quả lặc lày. Sau 6 năm sản xuất rau hữu cơ, ngày 18/12/2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Quả lặc lày và rau quả hữu cơ” cho Hội Nông dân huyện Lương Sơn. Bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lương Sơn cho biết: Từ khi có thương hiệu, rau quả hữu cơ nói chung, quả lặc lày nói riêng có “chỗ đứng” trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Hiện tại, rau, củ, quả và lặc lày hữu cơ của 15 nhóm nông dân ở 7 xã, thị trấn sản xuất không đủ cung cấp ra thị trường.
Vừa sửa sang giàn, làm cỏ cho 1.100 m2 lặc lày, anh Nguyễn Văn Đại ở xóm Gừa, xã Cư Yên cho biết: “Trước đây khi chưa trồng lặc lày hữu cơ giá cả thất thường. Từ khi Hội nông dân huyện triển khai trồng rau hữu cơ, tôi tham gia trồng lặc lày và một số loại rau, củ, quả khác. So với trồng thông thường, công chăm sóc nhiều hơn, năng suất có giảm đôi chút nhưng giá bán cao và ổn định, giá bình quân 15.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thông thường. Đầu ra thì chúng tôi không phải lo, có bao nhiêu sản phẩm được 3 công ty tiêu thụ hết. Cùng diện tích này mọi năm trồng theo cách thông thường, gia đình tôi thu được khoảng hơn 10 triệu đồng nhưng từ khi trồng theo phương pháp hữu cơ thu nhập được hơn 20 triệu đồng”.
Chị Hoàng Thị Bích Thùy, trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ của xóm Gừa, xã Cư Yên cho biết: Ngoài những sản phẩm rau hữu cơ, mấy năm nay quả lặc lày hữu cơ được nhiều người ưa chuộng. Vào vụ nhiều thương lái đến tận nơi thu mua. Có ngày ngay tại xóm hái được vài tấn quả nhưng họ thu mua hết. Hai năm nay gia đình tôi trồng 2.000 m2 rau hữu cơ. Tôi để dành 360 m2 để trồng lặc lày. Đây là giống không phải chăm sóc nhiều như loại rau, củ, quả khác nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn và là loại rau quả an toàn.
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Mỗi năm, trên địa bàn huyện trồng từ 40-50 ha lặc lày, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Sản phẩm đã được bán ở hầu hết thị trường Hà Nội và khu vực lân cận. Sản phẩm lặc lày hữu cơ đã “nâng tầm” cho cây lặc lày địa phương. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích cây lặc lày hữu cơ để hướng tới sản phẩm lặc lày sạch Lương Sơn. Đây sẽ trở thành một trong những hướng đi nhằm xóa đói - giảm nghèo của huyện.
Việt Lâm
(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHéT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2016.
(HBĐT) - Năm 2015, khu vực kinh tế HTX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT -XH của tỉnh.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân 2016 huyện Cao Phong có kế hoạch gieo trồng 4.900 ha. Trong đó cây lương thực có hạt là 1.250 ha, gồm: lúa 420 ha lúa, 830 ha ngô; cây công nghiệp:2.750 ha gồm: cây lạc 50 ha, đậu tương 50 ha, mía 2.600 ha, cây công nghiệp khác 50 ha; cây màu khác 750 ha. Rút kinh nghiệm từ kết quả sản xuất các vụ chiêm xuân trước, tuỳ theo từng loại đất, từng cánh đồng và nguồn nước thuận lợi cũng như đặc điểm tiểu khí hậu của từng vùng để các xã xác định và bố trí cơ cấu trà, cơ cấu giống hợp lý.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 441 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trong đó có 7 doanh nghiệp thành lập theo Luật HTX, 8 doanh nghiệp tư nhân, 319 công ty TNHH, 106 công ty cổ phần, 1 công ty hợp doanh; 17 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đăng ký doanh nghiệp dân doanh là 6.639 tỉ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 268,2 triệu USD.
(HBĐT) - Hồ sông Đà là “kho tàng” quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Hồ Hòa Bình địa phận tỉnh ta có dung tích trên 9 tỷ m3 nước; diện tích gần 9.000 ha, thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Sáng 22/3, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tổ chức Đại hội thành viên thường niên; tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, đề ra phương hướng hoạt động năm 2016. Dự Đại hội có lãnh đạo NHNN cùng 164 đại biểu thành viên.