Nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn nước mặt hồ thủy điện để nuôi thủy sản cho hiệu quả cao. ảnh: Công ty Minh Tín nuôi cá diêu hồng ở địa phận xã Thung Nai (Cao Phong).
(HBĐT) - Hồ sông Đà là “kho tàng” quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Hồ Hòa Bình địa phận tỉnh ta có dung tích trên 9 tỷ m3 nước; diện tích gần 9.000 ha, thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình.
Hồ được bố trí hình lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi đá cao với hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng, đáy hồ sâu, có nơi tới hơn trăm mét, có thủy, sinh vật phong phú... đem lại tiềm năng lớn để phát triển nghề cá cho tỉnh ta. Khu hệ cá khu vực sông Đà khá phong phú với 174 loài cá, thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ. Khu vực sông Đà có 13 loài cá nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân như: trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, trôi, rô phi, trê lai, chày mắt đỏ, chiên, măng, tầm Siberi, hồi vân...
Nhiều năm nay, việc nuôi, khai thác thủy sản hồ sông Đà góp phần quan trọng giải quyết việc làm và thu nhập của người dân. Hầu hết các xã khu vực hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Tân Mai, Phúc Sạn, Thung Nai, Thái Thịnh đều nuôi cá lồng đem lại hiệu quả khá khả quan. Đặc biệt đã có nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nuôi và phát triển các loại cá sạch tại hồ Hòa Bình, mở ra những cơ hội lớn làm giàu. Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Tỉnh có lợi thế vượt trội khi có hồ Hòa Bình được ví là “kho tàng” quý về nguồn lợi và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 2.450 ha. Số lồng cá có 2.315 lồng, vượt 29% so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 5.215 tấn, vượt 6% kế hoạch, tăng 516 tấn so với năm 2014. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.505 tấn, vượt 7% kế hoạch. Tỉnh đang triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020. Tỉnh đang thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai 2015 - 2020. Thực hiện hỗ trợ trong vùng quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân nuôi cá lồng bè quy mô 50 m3 trở lên 50% kinh phí đầu tư cho 1 lồng nuôi, mức 25 triệu đồng, tối đa không quá 80 triệu đồng / hộ/năm.
Bên cạnh đó, tỉnh triển khai các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản cải thiện đời sống người dân vùng hồ thủy điện. Cùng với khai thác tiềm năng mặt nước hồ, phát triển nghề cá theo quy hoạch, hiện nay, tỉnh ta đang khởi động chương trình xây dựng thương hiệu cá sông Đà với một số sản phẩm đặc trưng như cá chiên, lăng, quất gắn với phát triển du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống bà con vùng hồ sông Đà.
L.C
(HBĐT) - Từ năm 2011-2015, huyện Yên Thủy đã huy động nguồn vốn đầu tư cải tạo và xây dựng 6 công trình điện, hoàn thành dự án điện RE II cho 7 xã với tổng kinh phí đầu tư 111,75 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện vận động các dự án ODA thuộc lĩnh vực thiết bị y tế, hạ tầng giao thông, đến nay, toàn tỉnh có 21 chương trình, dự án và phi dự án sử dụng nguồn vốn ODA của 8 nhà tài trợ nước ngoài với tổng mức đầu tư 4.635.516 triệu đồng. Trong đó vốn ODA 33.841.787 triệu đồng, vốn đối ứng của tỉnh 793.729 triệu đồng.
(HBĐT) - Hiện tại, các địa phương trong tỉnh tập trung gieo ươm, chăm sóc trên 8 triệu cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2016.
(HBĐT) - Ngày 19/3, tại điểm giao dịch xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, NHCSXH huyện đã tiến hành giải ngân bất thường theo nhu cầu vay vốn cho người dân thuộc diện chính sách. Tới kiểm tra thực tế và chỉ đạo có ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện.
(HBĐT) - Hội Nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy hiện có 827 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Trong những năm qua, với vai trò tập hợp, hướng dẫn hội viên cách thức làm ăn, hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận với các tiến bộ KHKT góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Làng nghề, làng nghề truyền thống thường được ví như nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân gian. Hoạt động làng nghề vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đậm chất nhân văn, tạo việc làm và nâng cao đời sống cư dân nông nghiệp. Thế nhưng từng có thời điểm, làng nghề, làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, không thu hút được lao động tham gia. Để vực dậy, khôi phục hoạt động làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh ta đã và đang nỗ lực triển khai những giải pháp.