Nông dân xã Tây Phong, Cao Phong chuyển trọng tâm sang cấy dặm chăm sóc lúa.

Nông dân xã Tây Phong, Cao Phong chuyển trọng tâm sang cấy dặm chăm sóc lúa.

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân 2016 huyện Cao Phong có kế hoạch gieo trồng 4.900 ha. Trong đó cây lương thực có hạt là 1.250 ha, gồm: lúa 420 ha lúa, 830 ha ngô; cây công nghiệp:2.750 ha gồm: cây lạc 50 ha, đậu tương 50 ha, mía 2.600 ha, cây công nghiệp khác 50 ha; cây màu khác 750 ha. Rút kinh nghiệm từ kết quả sản xuất các vụ chiêm xuân trước, tuỳ theo từng loại đất, từng cánh đồng và nguồn nước thuận lợi cũng như đặc điểm tiểu khí hậu của từng vùng để các xã xác định và bố trí cơ cấu trà, cơ cấu giống hợp lý.

 

Đến đầu tháng 3, huyện Cao Phong đã hoàn thành việc gieo cấy lúa chiêm xuân. Hiện nay, nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân, bảo vệ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu về giống, vật tư, phân bón và các điều kiện khác phục vụ sản xuất, các đơn vị kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện đã cung ứng đầy đủ, kịp thời giống lúa, ngô, phân bón, thuốc BVTV đáp ứng nhu cầu cho sản xuất vụ chiêm xuân 2016. Vụ xuân này cơ cấu giống lúa thuần chiếm 52%, giống lai chiếm 35% diện tích, 13% còn lại là giống nếp và giống địa phương. Về cây ngô giống lai chiếm trên 98% diện tích còn lại là các giống nếp. Để bảo đảm cho 1 vụ sản xuất thắng lợi, UBND huyện đã giao phòng NN&PTNT phối hợp với Trạm BVTV ban hành các văn bản hướng dẫn chống rét cho cây trồng, thông báo tình hình dịch hại, đồng thời phân công cán bộ phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND xã, thị trấn bám sát cơ sở đôn đốc hướng dân nông dân chủ động xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất diện tích bị hại. Việc phòng chống rét cho mạ được thực hiện tốt, 100% mạ đều được che phủ nilon nên lượng lúa giống đã gieo là 23,5 tấn không có mạ bị chết rét. Toàn huyện đã chủ động chuyển đổi diện tích lúa không đảm bảo nước tưới, bấp bênh kém hiệu quả không ăn chắc sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn với diện tích 130 ha trong đó cây mía 85 ha, cây hoa màu khác 30 ha, cây rau đậu thực phẩm 15 ha. Huyện thực hiện tốt việc phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi, vận hành công trình, phân phối nước tưới, tăng cường kiểm tra các hồ đập, kênh mương có biện pháp cụ thể, quản lý chặt chẽ các nguồn nước, điều tiết hợp lý đảm bảo có đủ nước phục vụ sản xuất. Mực nước các hồ đập ổn định như lưu lượng nước cùng kỳ năm 2015, hiện tại cơ bản đủ nước phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên qua kiểm tra thực tế khả năng diện tích lúa sau cấy bị hạn khoảng trên 50 ha, cây hoa màu bị hạn khoảng trên 100 ha. UBND huyện đã chỉ đạo các xã thị trấn, công ty TNHH 1 thành viên khai thác công trình thuỷ lợi huyện quản lý tốt các hồ đập, chuẩn bị các loại máy bơm hút nước phục vụ cho công tác chống hạn.

 

Hiện tại lúa đã vào xanh, phát triển khá tốt, bà con nông dân đang tiến hành chăm sóc lúa, chủ yếu là cấy dặm, tỉa bớt để đạt đủ số khóm/m2. Một số hộ gia đình đã tiến hành bón phân NPK. Trong thời gian này, qua hệ thống truyền thanh của các xã và các đội sản xuất, HTX và UBND các xã thông báo tới bà con nông dân tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân, đánh bắt chuột, bảo vệ lúa. 

 

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng bất lợi, khó lường do biến đổi khí hậu, các xã, thị trấn phải chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quản lý chặt chẽ các nguồn nước, điều tiết sử dụng nước tiết kiệm, kiên quyết không gieo cấy lúa ở những diện tích không đủ nước tưới, chuyển sang trồng các loại cây sử dụng ít nước. Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời để cây trồng phát triển tốt đạt năng suất, sản lượng cao. Bên cạnh việc nắm bắt thông tin về thời tiết, việc theo dõi và diệt chuột cũng được coi trọng. Đầu vụ sản xuất, các địa phương đã triển khai công tác diệt chuột đợt 1 khi chỉnh trang đồng ruộng, chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân. Các tổ đánh bắt, diệt chuột sẽ đi kiểm tra đồng ruộng, lấp các hố được nghi ngờ là ổ chuột, hoặc sử dụng các biện pháp sinh học để diệt chuột. Hiện tại, khi lúa đang trong giai đoạn bén rễ hồi xanh, tiếp tục triển khai đợt đánh bắt, diệt chuột thứ 2 để bảo vệ lúa. Công tác diệt chuột được thực hiện thường xuyên trong cả vụ.

 

 

                                                                

 

                                                                    Hải Linh

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn nước mặt hồ thủy điện  để nuôi thủy sản cho hiệu quả cao. ảnh: Công ty Minh Tín  nuôi cá diêu hồng ở địa phận xã Thung Nai (Cao Phong).
Lãnh đạo Quỹ TDND liên phường Phương Lâm-Đồng Tiến tỉnh tặng thưởng cho các thành viên có nhiều đóng góp trong hoạt động kinh doanh năm 2015.
Không gian khác biệt và tinh tế ở cơ sở dệt của chị Lò Thị Dị, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đáng để thăm quan.

HTX Trung Sơn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - HTX Trung Sơn, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đi vào hoạt động từ năm 2011. Thời gian đầu, HTX nhận khoán 2 ha vườn tạp của Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi.

Văn Nghĩa khai thác hiệu quả thế mạnh đất, rừng

(HBĐT) - Văn Nghĩa (Lạc Sơn) là xã diện đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 15 km, trên trục đường 12 C từ ngã ba Xưa đi huyện Kim Bôi. Nguồn sống chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Xã có tổng diện tích tự nhiên 3.072 ha, trong đó đất lâm nghiệp khoảng 1.300 ha, 300 ha đất nông nghiệp.

Yên Thủy đầu tư trên 111 tỷ đồng cải tạo lưới điện nông thôn

(HBĐT) - Từ năm 2011-2015, huyện Yên Thủy đã huy động nguồn vốn đầu tư cải tạo và xây dựng 6 công trình điện, hoàn thành dự án điện RE II cho 7 xã với tổng kinh phí đầu tư 111,75 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có 21 chương trình, dự án và phi dự án vốn ODA

(HBĐT) - Thực hiện vận động các dự án ODA thuộc lĩnh vực thiết bị y tế, hạ tầng giao thông, đến nay, toàn tỉnh có 21 chương trình, dự án và phi dự án sử dụng nguồn vốn ODA của 8 nhà tài trợ nước ngoài với tổng mức đầu tư 4.635.516 triệu đồng. Trong đó vốn ODA 33.841.787 triệu đồng, vốn đối ứng của tỉnh 793.729 triệu đồng.

Toàn tỉnh có 1.828 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng

(HBĐT) - Hiện tại, các địa phương trong tỉnh tập trung gieo ươm, chăm sóc trên 8 triệu cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2016.

Giải ngân gần một tỷ đồng vốn NHCSXH tại xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 19/3, tại điểm giao dịch xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, NHCSXH huyện đã tiến hành giải ngân bất thường theo nhu cầu vay vốn cho người dân thuộc diện chính sách. Tới kiểm tra thực tế và chỉ đạo có ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục