Việc chọn giống không đạt chuẩn ảnh hưởng trực tiếp  đến phẩm cấp mía tím. ảnh: Nông dân xóm Tớn, xã Phú Vinh (Tân Lạc) xuống giống mía vụ xuân - hè.

Việc chọn giống không đạt chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm cấp mía tím. ảnh: Nông dân xóm Tớn, xã Phú Vinh (Tân Lạc) xuống giống mía vụ xuân - hè.

(HBĐT) - Đó là yêu cầu đặt ra cấp thiết để cây mía tím Hòa Bình có thị trường thực sự ổn định và bền vững ở những niên vụ tới. Có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là mía đang giảm sút về chất lượng, mẫu mã. Ngoài các yếu tố liên quan về điều kiện thổ nhưỡng, mức độ chăm sóc, đầu tư, tình trạng giống mía thoái hóa là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến phẩm cấp cây mía.

 

Các niên vụ gần đây, sau mỗi kỳ thu hoạch, bà con nông dân trồng mía tím, mía trắng rải vụ, thời điểm từ tháng 2 kéo dài đến tháng 5 - 6 hàng năm. Cũng như nhiều hộ khác trên địa bàn huyện Tân Lạc, bà Hà Thị Nhạu ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa có kinh nghiệm trồng mía tím đã nhiều năm. Ngoài phương thức lấy ngọn, gia đình bà để lại một khoảnh mía nhất định để làm giống cho vụ trồng mới. Sau nhiều năm như vậy, qua theo dõi, bà thấy cây mía không đều, mía có cây nhỏ, cây to, hiện tượng lùn đốt, loang đốm (mèo cào) khá phổ biến tại vườn. Điều này khiến bà và các hộ trồng mía trong vùng khỏi lo lắng. Tương tự tại các xã vùng mía hàng hóa của huyện Cao Phong gồm Dũng Phong, Bắc Phong, Nam Phong, Tây Phong, mẫu mã, chất lượng cây mía cũng có sự giảm sút mặc dù theo như đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng NN& PTNT huyện, người trồng mía trên địa bàn có trình độ kỹ thuật canh tác cao, có sự đầu tư chăm sóc tốt cho cây mía.

Cũng do bà con nông dân tự nhân giống mía, nhiều năm trồng đi, trồng lại nên ảnh hưởng đến chất lượng giống, hiện tượng thoái hóa giống xảy ra ở nhiều vùng. Thêm vào đó, nhiều nơi, người trồng mía chưa quan tâm đến chất lượng giống, các cây mía cỏ, mía không bán được thì để lại làm giống cho vụ kế tiếp. Ngoài ra, bà con cũng chưa đầu tư, chăm bón, có nơi trồng xong bỏ đấy nên cây mía còi cọc, sâu bệnh phát triển. Chất lượng mía giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, đặc biệt là đầu ra sản phẩm. Tình hình tiêu thụ mía tím khó khăn ở các niên vụ 2014 - 2015 là những minh chứng cụ thể.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xác nhận: Một số vùng mía của tỉnh đang bị giảm phẩm cấp mà nguyên nhân chủ yếu do giống không đạt chuẩn, nói cách khác là giống mía dần bị thoái hóa. Trước thực trạng này, cách đây hơn 4 năm, cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT đã nghiên cứu, triển khai đề án bảo tồn, phục tráng giống mía tím Hòa Bình. Năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ đã ứng dụng thành công đề tài nhân nhanh giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô tại các huyện Tân Lạc, Cao Phong. Đến năm 2015, phương pháp này triển khai ở diện mô hình, được thực hiện tại xã Nam Phong (Cao Phong) và xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), quy mô từ vài nghìn m2 đến 1 ha/mô hình.

 

Để  mía tím Hòa Bình lấy lại phẩm cấp vốn có, không chỉ ngọt, dài lóng, thân mềm mà mẫu mã lại đẹp với sắc vỏ tím mượt bắt mắt, cần bắt đầu một cách đồng bộ từ khâu chọn giống đến cải tạo đất, đầu tư, chăm sóc. Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo: Trong khi phương pháp nuôi cấy mô mía vẫn cần thêm thời gian để khẳng định trước khi đưa vào ứng dụng và tiếp cận, người trồng mía nên chuyển một phần diện tích mía sang trồng vụ thu để cung cấp giống đảm bảo cho trồng chính vụ. Mặt khác, chọn lựa những cây mía tốt, đáp ứng yêu cầu thay vì sử dụng giống mía tạp, dễ bị sâu bệnh. Hiện nay, ở một số địa phương, người dân đã luân canh trên đất mía nhằm cải tạo đất. Cụ thể, cứ 3 vụ trồng mía tím lại cho đất nghỉ 1 năm chuyển sang trồng các giống cây ngắn ngày khác như lúa, lạc, đậu tương. Bên cạnh đó, để nâng cao phẩm cấp của cây mía, bà con phải có sự đầu tư vốn, kỹ thuật, tăng cường phân hữu cơ và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Với đồng thời nhiều giải pháp sẽ giúp cây mía tím Hòa Bình khôi phục phẩm cấp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy thị trường tiêu thụ.

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH,  gia đình bà Bùi Thị Lan,  xóm Tân Thành,  xã Hợp Thành (Kỳ Sơn)  đầu tư trồng cây ăn quả  đem lại hiệu quả kinh tế.
Đoàn công tác đi kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng chợ nông thôn của xã Xuất Hoá.
Không có hình ảnh

 Hỗ trợ tốt nhất cho các dự án sớm đi vào hoạt động hiệu quả

(HBDT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt mục tiêu đến năm 2020, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn đạt 5.000 tỷ đồng. Theo cơ quan chức năng, để hoàn thành mục tiêu “cách mạng” này đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ, triển khai hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp có đủ năng lực phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 89,9 triệu USD

(HBĐT) - Quý I, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, đạt 89,9 triệu USD, tăng 75,2% so với cùng kỳ, thực hiện 26,4% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 81,5 triệu USD, tăng 86,9% so với cùng kỳ, thực hiện 26,6% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước thực hiện 8,4 triệu USD, tăng 60,6% so với cùng kỳ, thực hiện 25,6% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm điện tử, rau quả - nông sản, dệt may, sản xuất kim loại và hàng hóa khác.

Xác định rõ trọng tâm để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

(HBĐT) - Hiện nay, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm trên 73% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng yếu cần được tái cơ cấu mạnh mẽ để góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Sau 2 năm (2014 - 2015) thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, các địa phương trong tỉnh đã xác định rõ các trọng tâm, tạo được chuyển biến tích cực giúp chuyển đổi lĩnh vực trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Kim Bôi phát huy lợi thế du lịch - dịch vụ

(HBĐT) - Kim Bôi - vùng đất Mường Động vốn nổi tiếng về văn học dân gian, lễ hội đặc sắc với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, độc đáo bản sắc văn hóa chiêng Mường và mang đậm dấu ấn bản sắc tộc người Việt Mường. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng nên thơ, thác nước, hang động huyền ảo tạo cảnh quan sinh động, khí hậu trong lành, mát mẻ, con người hiền hòa, mến khách. Nguồn nước khoáng thiên nhiên thu hút khách thăm quan, nghỉ dưỡng và những cánh rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, hệ thống sông, hồ, núi non trùng điệp... Những tiềm năng, thế mạnh này đã và đang được huyện tận dụng, phát huy để phát triển du lịch gắn với dịch vụ.

Gia hạn giải ngân hết gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan theo thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi các quy định về thời hạn giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ theo hướng gia hạn tiếp tục thực hiện giải ngân hết số tiền tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng đã được phê duyệt.

Xác định rõ trọng tâm để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

(HBĐT) - Hiện nay, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm trên 73% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng yếu cần được tái cơ cấu mạnh mẽ để góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Sau 2 năm (2014 - 2015) thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, các địa phương trong tỉnh đã xác định rõ các trọng tâm, tạo được chuyển biến tích cực giúp chuyển đổi lĩnh vực trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục