Hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. ảnh: Tuyến đường giao thông xóm Đồi đi xóm Lãi, xã Tây Phong.
(HBĐT) - Là địa phương nằm dọc quốc lộ 6 và đường 12B cùng với hệ thống cảng thủy nội địa trên sông Đà thuận lợi đã mang lại những diện mạo mới trong hạ tầng phát triển giao thông của huyện Cao Phong trong những năm gần đây. Huyện có 367,2 km đường giao thông các loại, trong đó có 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 114,3 km đường thôn, xóm.
Tỷ lệ cứng hóa, nhựa hóa các tuyến đường đạt từ 45,1% - 100%. Hàng năm, huyện đã huy động hàng chục tỷ đồng vốn ngân sách huyện (riêng năm 2014 - 2015, mỗi năm đầu tư 20 tỷ đồng) và huy động vốn đóng góp của nhân dân xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT). Đến nay, mạng lưới GTNT trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân các dân tộc. - Đó là khẳng định của đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.
Căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông của huyện đã được UBND tỉnh và Sở GTVT phê duyệt, trong giai đoạn 5 năm (2010 - 2014), huyện Cao Phong đã đầu tư xây dựng 89,2 km đường GTNT các loại. Bên cạnh đó, huyện xây dựng mới 8 chiếc cầu, cải tạo, sửa chữa 2 cầu treo, xây mới 7 cầu dân sinh và 3 ngầm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng, phát triển GTNT hơn 171 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.ư hỗ trợ trên 69,3 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Các công trình được hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển KT-XH địa phương. ông Nguyễn Duy Đạm, xóm Nam Thành, xã Nam Phong chia sẻ: “Được Nhà nước quan tâm đầu tư cho con đường mới, người dân chúng tôi đi lại rất thuận tiện. Nông dân trồng mía, trồng cam đến vụ thu hoạch, xe ôtô vào tận vườn thu mua, giá cả ổn định, không bị tư thương ép giá như trước nữa”.
Thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đến nay, huyện Cao Phong đã có 6 xã đạt 4 chỉ tiêu, 1 xã đạt 3 chỉ tiêu và 6 xã đạt 1- 2 chỉ tiêu. Theo đó, tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, toàn huyện có 81,9 km, đạt tỷ lệ 61,2%; 114,3 km đường trục thôn, xóm được nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 62,2%; 123,5 km đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa, đạt 45,1% và 9,29 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt 23,2%. Đến nay, toàn huyện đã có 2 xã đạt chuẩn NTM và phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn trong năm nay.
Cùng với công tác xây dựng, phát triển hạ tầng GTNT, hàng năm, huyện cấp 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện để bảo trì. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp chưa đáp ứng duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường. Giải pháp được UBND huyện đưa ra là giao cho UBND các xã duy tu, bảo dưỡng tuyến đường đi qua, huy động nhân dân làm đường GTNT. Đến nay, trong phong trào toàn dân làm đường GTNT, toàn huyện đã huy động 385.530 ngày công duy tu, sửa chữa nền đường, mặt đường các loại với tổng số 295 km, trong đó, phát quang tầm nhìn 3.120 m2, nạo vét rãnh thoát nước 195 km, rải mặt đường cứng tại chỗ 94 km, đào, đắp 337.550 m3 đất, đá.
Cũng theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, đến năm 2020, huyện Cao Phong phấn đấu 100% tuyến đường giao thông được cứng hóa. Trước mắt, huyện sẽ hoàn thành các công trình xây dựng còn dở dang như: đường Bắc Phong - Thung Nai, Bắc Phong - Tây Phong, Đông Phong - Tân Phong và nâng cấp một số tuyến đường đạt tiêu chuẩn cấp VI miền núi.
Minh Tuấn (Đài Cao Phong)
(HBĐT) - Trong 3-4 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu trồng các loại cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, chanh đào, cam lòng vàng… Một số hộ dân đã chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, phá bỏ vườn tạp, tận dụng đất vườn ít ỏi để nhân rộng diện tích các loại cây ăn quả có múi nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
(HBĐT) - Yên Trị có lợi thế trong phát triển KT-XH so với nhiều xã trong huyện Yên Thuỷ. Cùng với đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng của nhân dân và biết phát huy nội lực nên xã ngày càng khởi sắc, quyết tâm về đích NTM trong năm 2016.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong đang triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (nhiệm kỳ 2015-2020).
(HBĐT) - Kể từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 có hiệu lực, trong đó có quy định NHCSXH cho vay phát triển nhà ở xã hội. Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có hiệu lực từ ngày 10/12/2015. Những quy định mới này đang mở ra nhiều hy vọng cho người nghèo, người thu nhập thấp, đối tượng chính sách có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nhà ở xã hội.
(HBĐT) - Cần phải có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo để thực hiện các giải pháp cụ thể, hữu hiệu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, khắc phục những yếu kém, hạn chế trong thu hút đầu tư (THĐT). Rà soát cơ chế, chính sách về THĐT. Hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư. Triển khai các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Giảm tối đa thủ tục cho nhà đầu tư. Không để cán bộ nhũng nhiễu nhà đầu tư. Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ, chuẩn bị quỹ đất sạch để THĐT. Triển khai dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các dự án SX-KD... là kết luận của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị của Thường trực Tỉnh ủy bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả THĐT, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
(HBĐT) - Chăn nuôi đại gia súc lâu nay là thế mạnh của tỉnh để cung cấp sức kéo trong nông nghiệp và lấy thịt. Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng đàn trâu, bò có xu hướng giảm. Giai đoạn 2010 – 2015, số lượng đàn trâu giảm bình quân 0,93%/năm, đàn bò giảm 4,3%/năm. Hiện đàn trâu có 105.956 con, đàn bò có 59.697 con.