Công ty TNHH Minh Trung (KCN Lương Sơn) sản xuất, chế biến các loại cháo sen Bát Bảo đóng hộp cung cấp cho thị trường.
(HBĐT) - Trước đây, Hòa Bình là tỉnh thuần nông với đại bộ phận lao động làm nông nghiệp. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó chú trọng hình thành các khu, cụm công nghiệp và coi công nghiệp là mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương.
Điểm nhấn cho phát triển công nghiệp tỉnh nhà chính là việc Công ty CP bất động sản An Thịnh chính thức đầu tư vào hạ tầng KCN Lương Sơn. Sau khi hoàn thành, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhà đầu tư, từ chỗ chỉ vài doanh nghiệp đầu tư vào KCN Lương Sơn. Đến nay, KCN đã đón gần 30 nhà đầu tư trong và nước ngoài đến xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động sản xuất, thu hút trên 10.000 lao động. Hàng năm, các doanh nghiệp KCN tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng nghìn tỷ đồng, xuất khẩu hàng chục triệu USD, nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Sau KCN Lương Sơn, KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) là một trong những trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh hiện nay. KCN bờ trái sông Đà hiện vẫn trong quá trình đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, gần 20 doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong một hai năm trở lại đây, KCN bờ trái sông Đà đã đón nhận nhiều doanh nghiệp, thu hút thêm hàng nghìn lao động đến làm việc với thu nhập ổn định. Điển hình là Công ty TNHH GGS chuyên gia công quần áo xuất khẩu. Mặc dù mới đi vào hoạt động gần 2 năm nay nhưng Công ty đã thu hút trên 1.000 lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/ người/ tháng. Bình quân mỗi năm, Công ty gia công được hàng triệu sản phẩm may mặc với giá trị xuất khẩu hàng chục triệu USD.
Theo bà Vũ Thị Hợp, Tổng Giám đốc Công ty CP thương mại Dạ Hợp - chủ đầu tư KCN bờ trái sông Đà, không chỉ riêng Công ty GGS, nhiều doanh nghiệp trong KCN thời gian qua không ngừng mở rộng quy mô, thúc đẩy sản xuất, chăm lo việc làm cho người lao động bảo đảm thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/ tháng.
Với những động thái tích cực từ phía doanh nghiệp trong thời gian qua góp phần đưa chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng khá. Thống kê của Sở Công thương cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 5.030 tỷ đồng, tăng 16,33% so với cùng kỳ, thực hiện đạt trên 22% kế hoạch năm. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao nhất do giá các nguyên liệu đầu vào ổn định. Bên cạnh đó, giá xăng, dầu giảm cũng là nguyên nhân thuận lợi cho sản xuất. Đối với ngành công nghiệp khai thác, sản xuất, phân phối điện, cung cấp nước và xử lý nước thải nhìn chung đảm bảo duy trì tăng trưởng ổn định.
Đối với xuất, nhập khẩu, quý I, kim ngạch toàn địa bàn ước đạt gần 90 triệu USD, tăng 75,2% so với cùng kỳ, đạt 26,4% kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu đạt 60,6%, tăng 9% so với cùng kỳ. Đây được xem là con số xuất, nhập khẩu mà các doanh nghiệp đạt được cao nhất so với các quý cùng kỳ từ trước đến nay.
Theo ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016 - 2021. Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, tỉnh ta đã ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước. Một trong những nhiệm vụ chính đối với lĩnh vực công nghiệp là đẩy mạnh phát triển CN-TTCN.
Theo đó, tỉnh sẽ tập trung triển khai xây dựng Đề án phát triển CN-TTCN giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025. Các đơn vị chức năng tham gia ý kiến vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công; tăng cường công tác quản lý phát triển cụm công nghiệp; đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đã được thành lập. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ thành lập các cụm công nghiệp được quy hoạch mới...
Hy vọng với những đường lối, chủ trương nhất quán trong thúc đẩy phát triển công nghiệp, tích cực “trải thảm đỏ” tiếp đón nhà đầu tư, trong những năm tới, tỉnh ta sẽ có vị trí xứng đáng trong “bản đồ” phát triển công nghiệp cả nước. Trên hết, từng bước đưa nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng chắc, bền vững, xuất khẩu có thêm điều kiện bứt phá. Song song với đó, các doanh nghiệp sẽ tạo thêm việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, đảm bảo thu nhập người lao động ngày một tăng.
Hồng Trung
(HBĐT) - Vầy Nưa là xã lòng hồ của huyện Đà Bắc có địa hình đồi núi cao, ruộng canh tác ít, đi lại khó khăn. Từ bao đời nay, cuộc sống mưu sinh của người dân phụ thuộc vào trồng rừng và đánh bắt cá trên vùng hồ. Tuy vậy, dù có cố gắng rất nhiều cộng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực không ngừng của người dân nhưng cuộc sống vẫn chưa thể bứt phá.
(HBĐT) - Là huyện có nhiều xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), huyện Lạc Sơn đã tích cực triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào vùng ĐBKK từng bước cải thiện đời sống, tạo thêm động lực thúc đẩy KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn số 4769/ BTC-TCT ngày 7/4/2016 về chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư thường xuyên (ĐTTX). Theo đó:
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về tình hình triển khai thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.
(HBĐT) - Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, môi trường kinh doanh của tỉnh đã có những khởi động tích cực nhưng so với yêu cầu vẫn còn những vấn đề cần giải quyết. Tỉnh đang triển khai các giải pháp cụ thể tạo lập xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 28/4, đoàn công tác của BCĐ phát triển kinh tế tập thể KTTT) tỉnh đã có buổi làm việc với UBND TPHB kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn TP.