Hệ thống đường GTNT xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.
(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2016 huyện Lương Sơn phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM là: Lâm Sơn, Cư Yên và Thanh Lương; phấn đấu mỗi năm có từ 2-3 xã đạt chuẩn NTM để đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn. Dự kiến nhu cầu vốn đối với các xã đăng ký về đích năm 2016 là 59.123 triệu đồng, trong đó, huyện đề xuất Nhà nước hỗ trợ 39.846 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện, xã 17.577 triệu đồng; nguồn vốn huy động nhân dân và nguồn vốn khác 1,7 tỷ đồng.
Trong 3 xã đăng ký về đích, Lâm Sơn là xã có nhiều thuận lợi trong phát triển KT-XH và xây dựng NTM. Theo báo cáo, đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã Lâm Sơn chiếm 1,14%, thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng/người. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhiều chuyển biến. Xã đã phát huy nội lực và kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Hết năm 2015, xã đã đạt 17 tiêu chí, còn 2 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 6 và tiêu chí số 15. Về tiêu chí số 6, xã đã có quy hoạch xây dựng nhà văn hoá xã và khu thể thao trung tâm xã tại xóm 8. Về tiêu chí số 15, xã có Trạm y tế, tuy nhiên đã xuống cấp cần được đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân tham gia BHYT mới đạt 53,2%. Năm nay, xã Lâm Sơn phấn đấu đạt 2 tiêu chí còn lại để về đích xây dựng NTM. Trong đó sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT và đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí để xã xây dựng 3 hạng mục cơ sở hạ tầng còn thiếu. Đồng thời mở các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao KHKT tạo việc làm cho người dân nâng cao thu nhập.
Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Các xã chưa đạt chuẩn NTM của huyện đều là những xã nghèo, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn yếu; đất canh tác nhỏ lẻ, khó khăn cho áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn; thu nhập của người dân còn thấp. Các tiêu chí còn lại chưa đạt đều là các tiêu chí khó, liên quan đến cơ sở vật chất, cần huy động vốn lớn như giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, môi trường... Trong khi đó, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; nguồn vốn huy động từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nhân dân còn khó khăn nên việc huy động vốn từ nhân dân còn hạn chế. Để hoàn thành kế hoạch, huyện rà soát lại từng tiêu chí chưa đạt, khối lượng công việc cần thực hiện để xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể. Theo đó, huyện tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để nâng cao nhận thức cho người dân; phát huy tối đa vai trò của người có uy tín ở địa phương, già làng, trưởng thôn, người cao tuổi trong việc vận động nhân dân chung tay, đóng góp sức người, sức của xây dựng NTM; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ, Ban quản lý và bộ máy giúp việc các cấp; đề cao vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức giao ban cùng các BCĐ cấp xã để nắm bắt tiến độ và kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi xã; có kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 35 triệu đồng/ năm. Bên cạnh đó, huy động tối đa các nguồn lực xã hội và thực hiện tốt lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư xây dựng NTM; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng NTM đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn góp phần đưa huyện trở thành NTM theo đúng lộ trình đề ra.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh, chiến khu Mường Diềm (thuộc xã Trung Thành, Đà Bắc ngày nay) đóng vai trò quan trọng, tiêu biểu cho việc xây dựng cơ sở và chuẩn bị lực lượng cùng quân và dân tỉnh ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Phát huy tinh thần cách mạng, xã Trung Thành đã và đang có những bước chuyển đáng kể trên con đường xây dựng NTM.
(HBĐT) - Doanh nghiệp đã và đang khẳng định là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Hòa chung với xu thế phát triển đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp của tỉnh mạnh dạn cơ cấu, tổ chức liên kết, nắm bắt các cơ hội mới, chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực có những lợi thế cạnh canh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.
(HBĐT) - Bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn gặp không ít khó khăn. Cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động tới hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, thực hiện và giám sát. Sau hơn 5 năm thực hiện, Lạc Sơn đã có 3 xã đạt chuẩn NTM. Năm 2016, huyện phấn đấu thêm 2 xã về đích NTM.
(HBĐT) - Sáng 29/4, Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã tổ chức họp quý I năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện chủ trì buổi họp.
(HBĐT) - Vầy Nưa là xã lòng hồ của huyện Đà Bắc có địa hình đồi núi cao, ruộng canh tác ít, đi lại khó khăn. Từ bao đời nay, cuộc sống mưu sinh của người dân phụ thuộc vào trồng rừng và đánh bắt cá trên vùng hồ. Tuy vậy, dù có cố gắng rất nhiều cộng với sự quyết tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực không ngừng của người dân nhưng cuộc sống vẫn chưa thể bứt phá.
(HBĐT) - Là huyện có nhiều xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), huyện Lạc Sơn đã tích cực triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào vùng ĐBKK từng bước cải thiện đời sống, tạo thêm động lực thúc đẩy KT-XH địa phương.