Cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Lạc Thủy  không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Lạc Thủy không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Agribank Hòa Bình đã có bước tăng trưởng đáng kể với tổng dư nợ đạt trên 6.290 tỷ đồng, tăng 1,2% so với đầu năm. Trong thời gian tới, chi nhánh đề ra mục tiêu tiếp tục đáp ứng tối đa yêu cầu về vốn cho xã hội, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất, nhất là trong thời kỳ đất nước trên đà đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

 

Trao đổi với đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình được biết, nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh hiện nay là tiếp tục kế thừa những thành quả đã đạt được trong những năm qua và đặt ra chỉ tiêu kế hoạch trong thời gian tới.

 

Xét về thực tế, Agribank Hòa Bình là ngân hàng chủ lực, chiếm gần 50% tổng dư nợ cho vay trên toàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân vùng khó khăn có đủ nguồn vốn thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt.

 

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng thời gian vừa qua, Giám đốc chi nhánh - ông Phạm Kiên Cường cho biết thêm: Liên tục trong nhiều năm qua, Chi nhánh đã triển khai đầy đủ các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng cũng như các văn bản của ngành. Đồng thời, kiên trì thực hiện bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và chỉ đạo của Agribank Việt Nam trong từng thời điểm nên kết quả hoạt động của Agribank Hòa Bình đã có những tăng trưởng đáng mừng. Đến cuối tháng 3/2016 với những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống, Agribank Hòa Bình đã huy động vốn trên 4.770 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với đầu năm và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ tính đến cuối tháng 3 đạt 6.291 tỷ đồng, tăng 75 tỷ đồng, tương đương 1,2% so với đầu năm. Trong đó, riêng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên toàn địa bàn đạt 5.900 tỷ đồng, tăng 1,3% so đầu năm, chiếm tỷ trọng 94%/tổng dư nợ.

 

Bên cạnh sự tăng trưởng tín dụng cả về huy động cũng như dư nợ vay vốn thúc đẩy SX-KD, Agribank Hòa Bình còn đẩy mạnh phát triển nhiều loại sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như các loại dịch vụ: thanh toán trong nước, quốc tế, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ, Mobile Banking, bảo hiểm, ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối... Nhờ đó, trong quý I, các dịch vụ của chi nhánh đạt doanh thu gần 6,3 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, đạt 20,4% kế hoạch năm 2016.

 

Hiện tại, số khách hàng có quan hệ tín dụng với Agribank Hòa Bình trên toàn tỉnh gần 52.500 khách hàng. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ chủ động tìm kiếm khách hàng, nhất là các khách hàng có tiềm năng đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn với tốc dộ tăng trưởng dư nợ trên dưới 20% mỗi năm. Để thực hiện được kế hoạch tăng trưởng đó, Agribank Hòa Bình sẽ tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn với phát triển các sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng tín dụng với tăng trưởng nguồn vốn.

 

 

 

                                                           Hồng Trung

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh buổi làm việc.
Không có hình ảnh

Huyện Kỳ Sơn thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, huyện Kỳ Sơn chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, triển khai các dự án hoạt động sản xuất - kinh doanh góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2015, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.200 lao động, trong đó, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 562 người, CN-XD 378 người; thương mại, dịch vụ 260 người.

Nam Phong - cán bộ, đảng viên tiên phong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể vào cuộc, cán bộ, đảng viên tiên phong gương mẫu, nhân dân đồng lòng hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là nội lực để Nam Phong (Cao Phong) hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM bền vững vào cuối năm 2016.

Đất trồng lúa - cần cả “chất” và “lượng”

(HBĐT) - Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt từ nay đến năm 2020, một trong những thách thức quan trọng là phải nâng cao giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng lúa, đồng thời đảm bảo tốt an ninh lương thực trong tỉnh. Theo đó, vấn đề cốt lõi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hướng tới đạt cả “chất” và “lượng” cho diện tích đất lúa đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện

(HBĐT) - Năm 2016 được xác định là năm an toàn giao thông, thực hiện chủ đề trọng tâm Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải (KDVT) và kiểm soát tải trọng phương tiện với mục tiêu tính mạng con người là trên hết, phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả ba tiêu chí. PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Lê Ngọc Quản, Phó Giám đốc Sở GTVT xung quanh việc triển khai Nghị định số 86, ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô và Thông tư số 63, ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.

Phân bổ 261 tỷ đồng vốn trung hạn thực hiện chương trình NTM

(HBĐT) - Tại Công văn số 916, ngày 15/02/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo số kiểm tra kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020.

Kiểm tra tình hình phát triển kinh tế tập thể huyện Cao Phong

(HBĐT) - Đoàn công tác của BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa có buổi làm việc với UBND huyện Cao Phong kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục