Nông dân xã Phú Minh, Kỳ Sơn đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô tập trung nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.
(HBĐT) - Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, huyện Kỳ Sơn chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, triển khai các dự án hoạt động sản xuất - kinh doanh góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2015, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.200 lao động, trong đó, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 562 người, CN-XD 378 người; thương mại, dịch vụ 260 người.
Đồng chí Đinh Hải
Chương trình cho vay vốn quỹ quốc gia về việc làm là một trong những chương trình tạo hiệu quả thiết thực không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá ở nông thôn. Năm 2015, từ dự án vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm huyện đã giải quyết việc làm cho 106 lao động với 43 dự án, tổng số tiền cho vay trên 4, 1 tỉ đồng, trong đó 41 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, 1 dự án TTCN, 1 dự án kinh doanh. Từ nguồn vốn được hỗ trợ nhiều lao động đầu tư sản xuất - kinh doanh tập trung, có quy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao, xuất hiện nhiều điển hình làm kinh tế giỏi, dần thay đổi nhận thức của một bộ phận hộ sản xuất - kinh doanh nhỏ lẻ về phương thức sản xuất - kinh doanh lớn. Trong công tác xuất khẩu lao động, huyện có sự chọn lọc và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động, có uy tín, chất lượng, có nhu cầu tuyển dụng lao động ở các ngành, nghề phù hợp với trình độ, điều kiện của lao động địa phương. Trong năm qua, huyện có 15 trường hợp đi xuất khẩu lao động tại các nước ả rập Xêút, Nhật Bản, Trung Quốc... Cùng với đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mục tiêu đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu với các ngành nghề tạo việc làm tại chỗ, nghề truyền thống như làm chổi chít, tăm hương, chăn nuôi, trồng trọt... tạo hiệu quả rõ nét trong giải quyết việc làm cho người lao động. Với 20 lớp được mở trong năm 2015 thu hút 566 lao động tham gia học nghề, sau khi học xong 90% lao động được giải quyết việc làm. Một số ngành nghề thủ công phát triển mạnh như nghề chổi chít đã thu hút được nhiều lao động vào làm việc tại các xưởng sản xuất. Hiện toàn huyện có trên 1.000 lao động tham gia sản xuất chổi chít xuất khẩu có thu nhập ổn định. Thông qua các chương trình đào tạo, dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện lên 40%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 22%.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đa số lao động nông thôn chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật không cao, thiếu trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phần lớn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản như thu mua ngô, khoai, sắn, ít doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, việc thu hút dự án đầu tư vào huyện chưa mạnh, nhiều doanh nghiệp do khó khăn về kinh tế hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động dẫn đến việc thu hút lao động hạn chế. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, dạy nghề chủ yếu chờ nguồn kinh phí do T.ư cấp...
Mặc dù vậy, bằng nhiều giải pháp, huyện Kỳ Sơn nỗ lực, phấn đấu thực hiện công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động đạt mục tiêu đề ra. Năm nay, huyện chủ trương tạo nhiều việc làm ổn định, chất lượng, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng phát triển dịch vụ và công nghiệp; chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Huyện phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 1.200 lao động, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống 65%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 42%, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định đạt 80%.
Hà Thu
(HBĐT) - Đoàn công tác của BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa có buổi làm việc với UBND huyện Cao Phong kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy dành nguồn lực đáng kể đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn. Đến nay, hệ thống đường giao thông các xã, thị trấn thuận tiện thông thoáng; bộ mặt thôn, xóm khang trang, sạch đẹp, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.
(HBĐT) - Trong tháng 4, toàn tỉnh có kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27,7 triệu USD, tăng 4,02% so với tháng trước. Qua đó, luỹ kế 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 106,8 triệu USD, tăng 43,29% so với cùng kỳ, bằng 31,43% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2016 huyện Lương Sơn phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM là: Lâm Sơn, Cư Yên và Thanh Lương; phấn đấu mỗi năm có từ 2-3 xã đạt chuẩn NTM để đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn. Dự kiến nhu cầu vốn đối với các xã đăng ký về đích năm 2016 là 59.123 triệu đồng, trong đó, huyện đề xuất Nhà nước hỗ trợ 39.846 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện, xã 17.577 triệu đồng; nguồn vốn huy động nhân dân và nguồn vốn khác 1,7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã có nhiều đổi thay. Đến nay, xã đã hoàn thành 15 tiêu chí NTM và phấn đấu trở thành xã NTM vào năm nay.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.453 doanh nghiệp (DN), gồm 8 DN Nhà nước, 31 DN FDI và 2.414 DN dân doanh. Trong đó, số DN có hoạt động kê khai thuế chiếm 80,58%, còn lại là các DN tạm ngừng hoạt động hoặc không có trụ sở đăng ký. Tổng vốn đầu tư bình quân hàng năm của các DN khoảng 2.500 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.