Áp dụng quy trình IPM giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, từ đó đảm bảo chất lượng quy hoạch đất lúa của tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt từ nay đến năm 2020, một trong những thách thức quan trọng là phải nâng cao giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng lúa, đồng thời đảm bảo tốt an ninh lương thực trong tỉnh. Theo đó, vấn đề cốt lõi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hướng tới đạt cả “chất” và “lượng” cho diện tích đất lúa đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Kim Bôi là huyện có diện tích đất chuyên canh trồng lúa được quy hoạch lớn thứ hai toàn tỉnh (sau huyện Lạc Sơn). Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện có khoảng 3.892 ha đất lúa, bao gồm 3.149 ha đất chuyên canh lúa và trên 743 ha lúa nước còn lại (tức là loại đất chỉ phù hợp trồng được 1 vụ lúa nước trong năm - PV). Để tổ chức quản lý tốt diện tích đất lúa đã được quy hoạch, UBND huyện Kim Bôi đã nghiêm túc chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành xác định ranh giới diện tích đất lúa, đặc biệt là đất chuyên lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, sau đó, đôn đốc hàng năm thực hiện đầy đủ công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất lúa. Đối với các diện tích được quy hoạch nhưng trồng lúa kém hiệu quả, địa phương chỉ cho phép chuyển đổi sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn khi đảm bảo đủ các điều kiện đã quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa. Nhờ thực hiện tốt các nội dung này, huyện Kim Bôi đã bước đầu nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lúa, đảm bảo không phá vỡ quy hoạch đất lúa của địa phương.
Trên phạm vi toàn tỉnh, quy hoạch lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, xác định đến năm 2020, tổng diện tích đất lúa toàn tỉnh 27.150 ha, bao gồm khoảng 18.309 ha đất chuyên trồng lúa nước, khoảng 8.204 ha đất trồng lúa nước còn lại; khoảng 142 ha đất trồng lúa nương và khoảng 495 ha đất lúa không ổn định (đất lúa và sử dụng vào mục đích khác, đất trồng 1 vụ lúa + trồng màu, đất có năm trồng lúa năm trồng màu, nuôi cá...). Theo tính toán sau năm 2020, dân số của tỉnh sẽ ổn định hoặc tăng chậm, nhu cầu lương thực sẽ ngày càng giảm và được thay thế bằng các nguồn thực phẩm khác. Mặc khác, việc phát triển các ngành nghề kinh tế đòi hỏi cần có một quỹ đất nhất định (trong đó có đất lúa) để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, để đảm bảo an ninh lương thực cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề trên địa bàn tỉnh, định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ giữ diện tích đất lúa ổn định ở mức khoảng 25.150 ha, trong đó, diện tích đất chuyên trồng lúa khoảng 17.590 ha, đất lúa nước còn lại khoảng 7.560 ha. Quy hoạch đất lúa tập trung nhiều nhất tại các huyện: Lạc Sơn (trên 5.750 ha), Kim Bôi (trên 3.790 ha), Lương Sơn (trên 2.770 ha)...
Được biết, những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các nội dung về quản lý và bảo vệ đất lúa, các địa phương trong tỉnh đã duy trì và sử dụng linh hoạt 18.309 ha đất chuyên canh trồng lúa nước 2 vụ /năm, đặt nền tảng vững chắc để đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn. Cùng với cây ngô (có diện tích quy hoạch đến năm 2020 khoảng 41.000 ha), lúa là cây lương thực có hạt chủ lực giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh. Trung bình mỗi năm, hai loại cây trồng này đã cùng đảm nhiệm tốt vai trò với tổng sản lượng đạt trên 36 vạn tấn, duy trì mức bình quân lương thực khoảng 440 kg /người/năm. Chính vì vậy, để tiếp tục đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung về quản lý và sử dụng đất lúa, tuyệt đối không phá vỡ quy hoạch đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Song song với việc duy trì ổn định diện tích đất lúa, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương cần tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này. Cụ thể, cần đẩy mạnh các giải pháp cơ giới hóa, đổi mới tổ chức sản xuất, tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông, chú trọng ứng dụng tiến bộ KH -KT trong sản xuất nông nghiệp như: canh tác theo hướng VietGAP, sản xuất lúa theo mô hình “3 tăng - 3 giảm”, “1 phải, 5 giảm”, “4 đúng”... Đặc biệt, đối với các huyện trọng điểm quy hoạch đất chuyên canh lúa nước (như Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn...), UBND tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để xây dựng thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho năng suất cao, chất lượng tốt. Có như vậy mới đảm bảo đạt cả “chất” và “lượng” trong quá trình quản lý và sử dụng đất lúa.
Thu Trang
(HBĐT) - Trong tháng 4, toàn tỉnh có kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27,7 triệu USD, tăng 4,02% so với tháng trước. Qua đó, luỹ kế 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 106,8 triệu USD, tăng 43,29% so với cùng kỳ, bằng 31,43% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2016 huyện Lương Sơn phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM là: Lâm Sơn, Cư Yên và Thanh Lương; phấn đấu mỗi năm có từ 2-3 xã đạt chuẩn NTM để đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2020. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn. Dự kiến nhu cầu vốn đối với các xã đăng ký về đích năm 2016 là 59.123 triệu đồng, trong đó, huyện đề xuất Nhà nước hỗ trợ 39.846 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện, xã 17.577 triệu đồng; nguồn vốn huy động nhân dân và nguồn vốn khác 1,7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã có nhiều đổi thay. Đến nay, xã đã hoàn thành 15 tiêu chí NTM và phấn đấu trở thành xã NTM vào năm nay.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.453 doanh nghiệp (DN), gồm 8 DN Nhà nước, 31 DN FDI và 2.414 DN dân doanh. Trong đó, số DN có hoạt động kê khai thuế chiếm 80,58%, còn lại là các DN tạm ngừng hoạt động hoặc không có trụ sở đăng ký. Tổng vốn đầu tư bình quân hàng năm của các DN khoảng 2.500 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
(HBĐT) - Tính đến tháng 4, toàn tỉnh có 2.580 ha nuôi trồng thủy sản ao, hồ nhỏ; 2.500 lồng cá (tăng 100 lồng so với tháng 3). Trong tháng, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 395 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác khoảng 130 tấn, sản lượng cá nuôi 265 tấn. Các cơ sở đã sản xuất được hơn 10 triệu con cá giống các loại đáp ứng khoảng 60% nhu cầu giống cá cho toàn tỉnh.
(HBĐT) - Trước đây, Hòa Bình là tỉnh thuần nông với đại bộ phận lao động làm nông nghiệp. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó chú trọng hình thành các khu, cụm công nghiệp và coi công nghiệp là mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương.