Công nghiệp của tỉnh phát triển khá với việc hình thành các ngành sản xuất quy mô và sức cạnh tranh. (Ảnh: Công ty Sanko chuyên sản xuất mặt hàng linh kiện điện tử phục vụ thị trường xuất khẩu).

Công nghiệp của tỉnh phát triển khá với việc hình thành các ngành sản xuất quy mô và sức cạnh tranh. (Ảnh: Công ty Sanko chuyên sản xuất mặt hàng linh kiện điện tử phục vụ thị trường xuất khẩu).

Nguyễn Văn Quang , Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

 

Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về CN - TTCN và thương mại trên địa bàn. Những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy và chương trình hành động, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.ư, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các địa phương, hoạt động của ngành Công Thương Hòa Bình đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng.  

Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Năm 2015, Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 9.200 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 18,24%/năm, vượt 0,04% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 8,9%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, cơ cấu kinh tế khối công nghiệp - xây dựng chiếm 40,2%. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có mức tăng trưởng cao như quần áo may sẵn, sản phẩm điện tử, xi măng, điện sản xuất... Một số lĩnh vực công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao như điện, điện tử tăng 57%/năm, sản xuất xi măng tăng 30%/năm, dệt may tăng 80%/năm, chế biến nông sản, thực phẩm tăng 25%/năm... Bên cạnh các dự án sản xuất thấu kính quang học, linh kiện điện tử, KCN bờ trái sông Đà đã hoạt động ổn định, thu hút thêm những dự án công nghiệp khác. Tỷ lệ hộ sử dụng điện từ điện lưới quốc gia năm 2015 đạt 99,4%. Hệ thống lưới điện quốc gia đã được phủ kín 100%  xã, phường trên toàn tỉnh.  

Về thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2015 đạt 15.530 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Xuất - nhập khẩu có mức tăng trưởng khá, các doanh nghiệp  (DN) xuất khẩu tăng đóng góp thêm về chủng loại hàng hóa tham gia xuất khẩu và nâng cao giá trị xuất khẩu. Hiện nay, có 45 DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, thị trường xuất khẩu của tỉnh tập trung vào các nước như Hoa Kỳ, EU, Nga, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn gồm dệt may, linh kiện điện tử, nông sản... Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những năm gần đây tăng nhẹ, năm 2014 tăng 4%, năm 2015 tăng 5%.  

Việc đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại tiếp tục được quan tâm. Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 KCN với diện tích 1.672 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng đang được triển khai với tổng số vốn đầu tư 542,748 tỷ đồng từ vốn NSNN và vốn DN. 2 KCN Lương Sơn và bờ trái sông Đà có hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối đồng bộ. Về cụm công nghiệp (CCN), theo quy hoạch đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình có 21 CCN  với diện tích 663,4 ha. Hiện tổng số dự án đầu tư vào các khu, CCN của tỉnh là 66 dự án, gồm 17 dự án FDI, 49 dự án đầu tư trong nước. Có 45 dự án đã đi vào hoạt động SX-KD, doanh thu năm 2015 đạt 5.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD, nộp NSNN 200 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 7.000 lao động.  

Về hạ tầng điện, trong giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 26,3km đường dây 110 KV, 515,4 km đường dây trung áp, 1.659 km đường dây hạ áp, 4 trạm biến áp 110 KV với tổng giá trị đầu tư 1.413 tỷ đồng. Trên địa bàn có 150/191 xã đạt tiêu chí số 4 về điện theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Ngoài Nhà máy thủy điện Hòa Bình công suất 1.920 MW, đã hoàn thành xây dựng 5 Nhà máy thủy điện nhỏ, phát vào hệ thống lưới điện quốc gia.  

Về hạ tầng thương mại hiện có 3 siêu thị, 2 trung tâm thương mại, 93 chợ, gồm 1 chợ đạt tiêu chuẩn hạng I, 9 chợ hạng II, 83 chợ hạng III cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại có bước chuyển biến tích cực. Ngoài nguồn vốn từ NSNN, các DN dân doanh, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại dịch vụ.  

Bên cạnh những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, ngành Công Thương còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc. Đa số DN có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường thấp, thị trường xuất khẩu không ổn định. Tiến độ triển khai một số dự án sản xuất công nghiệp lớn còn chậm. Các loại hình bán lẻ trên địa bàn còn đơn điệu. Thời gian tới, ngành cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Thực hiện tốt công tác QLNN của ngành trên tất cả các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, thương mại, đặc biệt phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm chủ lực; chương trình thương mại điện tử, khuyến công, xúc tiến thương mại... Nâng cao năng lực dự báo, theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân, DN. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện thành phố để giải quyết những vấn đề mới, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.  

Để phát triển công nghiệp, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn trong dân, của DN, các thành phần kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, trong đó có đầu tư nước ngoài. ứng dụng KH-KT tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ từ các nước phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án lớn đang triển khai đầu tư sớm đi vào hoạt động. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất có trình độ, tay nghề. Xây dựng cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 09, ngày 26/5/2014 của Tỉnh ủy Hòa Bình về đẩy mạnh phát triển các KCN, CCN  trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020, trong đó cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng các CCN  đã có chủ đầu tư. Đảm bảo cấp điện liên tục cho các DN trọng điểm, các khu, CCN. Nâng cao chất lượng điện khu vực nông thôn. Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.ư  để triển khai các dự án phát triển hệ thống lưới điện. Đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các DN công nghiệp vừa và nhỏ.  

Trong thương mại - dịch vụ, chú trọng phát triển thị trường nội tỉnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời tham mưu triển khai các biện pháp điều tiết cung - cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu. Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với kích cầu tiêu dùng nội địa, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình xúc tiến thương mại một cách hiệu quả. Tăng cường liên kết với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xây dựng mối liên kết giữa các DN với DN để DN đẩy mạnh tiêu thụ. Khuyến khích và thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ KH-CN trong quản lý kinh doanh của các DN thương mại. Đẩy mạnh phát triển các phương thức dịch vụ, hình thức tổ chức kinh doanh theo chuỗi,  Tăng nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại. Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, những thay đổi về chính sách, những tác động của việc ký kết các hiệp định thương mại tự do và các rào cản của từng thị trường nhập khẩu để phòng tránh rủi ro cho các DN xuất khẩu. Khuyến khích phát triển các DN có xuất - nhập khẩu lớn. Xây dựng chiến lược phát triển các dịch vụ logistic, kho vận, lao động... tiến tới tăng dần tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

 Đảm bảo quyền lợi của người lao động nhận khoán

(HBĐT) - Ngày 11/5, Ban Chỉ đạo sắp xếp đổi mới và Phát triển nông, lâm trường quốc doanh tổ chức họp triển khai kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm trường trên địa bàn tình Hòa Bình. Dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cùng các đơn vị liên quan. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đổi mới và Phát triển nông, lâm trường quốc doanh chủ trì cuộc họp.

Huyện Cao Phong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững

(HBĐT) - Xác định xây dựng NTM cốt lõi là nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, đối với huyện Cao Phong, trong giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, huyện đặc biệt coi trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, củng cố sản xuất và giảm nghèo bền vững.

Vi phạm về giống cây trồng, bảo vệ thực vật bị phạt tới 100 triệu đồng

(HBĐT) - Theo Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa phương

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Quỹ giải quyết việc làm địa phương theo thẩm quyền.

Phấn đấu đến năm 2020 có 50% diện tích vườn tạp được cải tạo

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020.

Cao Phong: Tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây có múi đầu vụ

(HBĐT) - Chiều 9/5, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Công ty TNHH MT-DVNN Phước Thanh Phong tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây có múi (CCM) đầu vụ. Đến dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Cao Phong, lãnh đạo Văn phòng HĐND huyện, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn. Hội nghị đã thu hút gần 200 đại biểu là các hộ trồng CCM trên địa bàn huyện Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục