Nhiều hộ gia đình ở xã Tây Phong (Cao Phong) cải tạo vườn tạp trồng mía trắng, mía tím cho thu nhập cao.

Nhiều hộ gia đình ở xã Tây Phong (Cao Phong) cải tạo vườn tạp trồng mía trắng, mía tím cho thu nhập cao.

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 về cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020.

 

Nghị quyết đề ra các mục tiêu: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc cải tạo vườn tạp (CTVT) nhằm tạo ra sản phẩn hàng hóa có giá trị cao. Phấn đấu đến năm 2020 có 50% diện tích (tương ứng trên 6.000 ha) vườn tạp được cải tạo, hiệu quả kinh tế tăng gấp 2 lần so với năm 2015. áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cải tạo, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh thái; thực hiện phương thức canh tác bền vững, vừa cải tạo, vừa bồi dưỡng đất. Tạo ra sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, phong phú, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và các vùng lân cận, tiến tới tham gia xuất khẩu. Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo và làm giàu từ trồng cây ăn quả.

 

Nhiệm vụ trọng tâm là bố trí lại cấu trúc không gian vườn, không gian nhà - vườn; loại bỏ cây tạp hiệu quả thấp. Xây dựng các điểm trình diễn, trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm. Phấn đấu mỗi thôn, xóm có từ 1 - 2 mô hình điểm CTVT đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, làm cơ sở nhân rộng tạo thành vùng sản xuất. Trước mắt, trong năm đầu, các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng mỗi xã có 1 - 2 mô hình điểm về CTVT để nhân rộng ra toàn xã trong những năm tiếp theo.

 

Ban hành và triển khai thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Hình thành các vùng, liên vùng sản xuất hàng hóa với hình thức cải tạo phù hợp gắn với kế hoạch phát triển KT-XH, các quy hoạch, định hướng từng vùng, điều kiện đặc thù và tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững; thực hiện quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải trong nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và các hình thức canh tác tiết kiệm nước.

 

Tập trung hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

 

Hỗ trợ tập huấn khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, kỹ năng quản lý kinh tế theo định hướng thị trường cho nông dân. Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất giống cây cho năng suất, chất lượng cao, mang tính hàng hóa.

 

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Nghị quyết đề ra 7 nhóm giải pháp về: (1) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi về nhận thức, tư duy sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả của người dân, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đồng bộ trong toàn tỉnh. (2) Phát triển vườn kinh tế gắn với các quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng NTM. (3) Đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới. (4) Đẩy mạnh liên kết sản xuất giữa các hộ liền kề. (5) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. (6) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. (7) Ban hành cơ chế chính sách đầu tư và hỗ trợ CTVT, trong đó chủ động lồng ghép các chương trình, dự án gắn với kế hoạch CTVT ở các địa phương như: Chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, Quỹ hỗ trợ nông dân và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh.

 

                                                                                

 

                                                                                   P.V (TH)

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị
Không có hình ảnh
Cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh huyện Lạc Thủy  không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Không có hình ảnh

Tuyên truyền tới 15.430 lượt người về bảo vệ rừng, phát triển rừng

(HBĐT) - Trong tháng 4, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, bắt giữ và xử lý 8 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, (tăng 5 vụ so với tháng 3). Trong đó, vận chuyển lâm sản trái phép có 4 vụ; phá rừng trái phép 3 vụ; khai thác lâm sản trái phép 1 vụ. Tổng số lâm sản tịch thu gồm 1,21m3gỗ các loại; tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 19,75 triệu đồng.

Kiểm tra tình hình phát triển kinh tế tập thể huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Chiều 6/5, đoàn công tác của BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Tân Lạc kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện.

4 tháng, thu NSNN ước đạt 835 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 4, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 232 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 835 tỷ đồng, trong đó, thu cân đối ngân sách 830 tỷ đồng, bằng 33% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 30% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu quản lý qua ngân sách Nhà nước ước đạt 5 tỷ đồng, bằng 5% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, huyện Kỳ Sơn chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, triển khai các dự án hoạt động sản xuất - kinh doanh góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2015, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.200 lao động, trong đó, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 562 người, CN-XD 378 người; thương mại, dịch vụ 260 người.

Nam Phong - cán bộ, đảng viên tiên phong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể vào cuộc, cán bộ, đảng viên tiên phong gương mẫu, nhân dân đồng lòng hưởng ứng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là nội lực để Nam Phong (Cao Phong) hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM bền vững vào cuối năm 2016.

Đất trồng lúa - cần cả “chất” và “lượng”

(HBĐT) - Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt từ nay đến năm 2020, một trong những thách thức quan trọng là phải nâng cao giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng lúa, đồng thời đảm bảo tốt an ninh lương thực trong tỉnh. Theo đó, vấn đề cốt lõi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hướng tới đạt cả “chất” và “lượng” cho diện tích đất lúa đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục