(HBĐT) - Theo Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

 

Cụ thể, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

 

Tùy theo mỗi hành vi vi phạm, Nghị định quy định mức phạt khác nhau. Về hành vi vi phạm quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Nghị định quy định mức phạt tiền từ 5-50 triệu đồng. Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không duy trì đầy đủ các điều kiện về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình hoạt động sản xuất; sản xuất thuốc không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp... Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kg (hoặc 50 lít) đến 100 kg (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm.

 

Nghị định cũng quy định vi phạm về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với mức phạt tối đa từ 3-5 triệu đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

 

Nghị định quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

 

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng; buộc thực hiện gắn mã hiệu cho nguồn giống; buộc trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định; buộc xử lý triệt để vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối với tượng kiểm dịch; buộc thay nhãn theo quy định...

                                                                                      

                                                                                PV(TH)

 

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều hộ gia đình ở xã Tây Phong (Cao Phong) cải tạo vườn tạp trồng mía trắng, mía tím cho thu nhập cao.
Toàn cảnh hội nghị
Không có hình ảnh

Agribank Hòa Bình - tín hiệu vui từ những tháng đầu năm

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Agribank Hòa Bình đã có bước tăng trưởng đáng kể với tổng dư nợ đạt trên 6.290 tỷ đồng, tăng 1,2% so với đầu năm. Trong thời gian tới, chi nhánh đề ra mục tiêu tiếp tục đáp ứng tối đa yêu cầu về vốn cho xã hội, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất, nhất là trong thời kỳ đất nước trên đà đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Huyện Kỳ Sơn: Huy động nguồn vốn ngân hàng trên 444 tỷ đồng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn, mở rộng tín dụng theo hướng đáp ứng có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương, chú trọng đầu tư, cho vay các ngành nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.

Tuyên truyền tới 15.430 lượt người về bảo vệ rừng, phát triển rừng

(HBĐT) - Trong tháng 4, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, bắt giữ và xử lý 8 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, (tăng 5 vụ so với tháng 3). Trong đó, vận chuyển lâm sản trái phép có 4 vụ; phá rừng trái phép 3 vụ; khai thác lâm sản trái phép 1 vụ. Tổng số lâm sản tịch thu gồm 1,21m3gỗ các loại; tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 19,75 triệu đồng.

Kiểm tra tình hình phát triển kinh tế tập thể huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Chiều 6/5, đoàn công tác của BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Tân Lạc kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện.

4 tháng, thu NSNN ước đạt 835 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 4, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 232 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 835 tỷ đồng, trong đó, thu cân đối ngân sách 830 tỷ đồng, bằng 33% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 30% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu quản lý qua ngân sách Nhà nước ước đạt 5 tỷ đồng, bằng 5% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, huyện Kỳ Sơn chú trọng thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, triển khai các dự án hoạt động sản xuất - kinh doanh góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2015, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.200 lao động, trong đó, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 562 người, CN-XD 378 người; thương mại, dịch vụ 260 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục