Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Minh,  xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư mua trâu  cùng trồng trọt phát triển kinh tế gia đình.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Minh, xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư mua trâu cùng trồng trọt phát triển kinh tế gia đình.

(HBĐT) - Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo đã giúp cho các hộ cận nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo đã góp phần giải “cơn khát” vốn của nhiều hộ trên địa bàn tỉnh, là cơ hội để hộ cận nghèo có vốn phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững.

 

Không ít hộ cận nghèo vận dụng đồng vốn vay có hiệu quả. Gia đình anh Bùi Văn Minh ở xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) là một ví dụ. Năm 2013, khi đang khó khăn về nguồn vốn phát triển kinh tế, gia đình anh được tiếp cận chương trình tín dụng hộ cận nghèo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện vay 17 triệu đồng để mua 1 con trâu. Ngoài chăn nuôi, gia đình anh còn trồng mía và cam bước đầu cho thu hoạch. Bên cạnh đó, gia đình được vay 8 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT xây dựng bể chứa nước và công trình vệ sinh. Anh Minh tâm sự: Gia đình chỉ mong tín dụng chính sách cho hộ cận nghèo được tiếp tục mức cho vay cao hơn để chúng tôi có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, giảm nghèo bền vững.

 

Chương trình cho vay hộ cận nghèo ngay từ khi mới triển khai đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Do NHCSXH tỉnh có sẵn các điểm giao dịch ở cấp xã nên khâu khảo sát, giải ngân cho vay rất thuận lợi. Qua rà soát, khách hàng đều sử dụng đúng mục đích và bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác triển khai cho vay được tiến hành chặt chẽ, NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch điều tra, khảo sát số hộ cận nghèo trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu vay của người dân để xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp. Ngân hàng cũng tích cực tham mưu với chính quyền địa phương phân bổ chỉ tiêu, điều chuyển vốn giữa 2 chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo để bảo đảm nguồn vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên phối hợp với UBND các xã, tổ chức hội, đoàn thể củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; bảo đảm giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân.

 

Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn tỉnh đạt gần 56 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ chương trình tín dụng hộ cận nghèo đạt trên 350 tỷ đồng với 15.656 hộ còn dư nợ. Từ ngày 5/6/2015, mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo giảm còn 0,66%/tháng, giảm 0,06%/ tháng đối với mức lãi suất hộ cận nghèo trước đây, mức vay tối đa được nâng lên 50 triệu đồng/hộ.

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh. Với phương thức làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc nhiều vào thời tiết thì đôi khi chỉ sau một đợt dịch bệnh, thiên tai, có người đau ốm hoặc con cái đi học là hộ vừa thoát khỏi diện nghèo không còn vốn để đầu tư SX-KD. Đến khi đáo hạn, nếu ngân hàng thu hết cả nợ gốc lẫn lãi, đối tượng này sẽ không còn nguồn để tái đầu tư nên rất dễ tái nghèo.

 

Theo kết quả điều tra đa chiều mới đây, toàn tỉnh còn 24.586 hộ cận nghèo. Để đồng vốn chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phối hợp cùng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp định hướng, hướng dẫn hộ vay cách làm kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với địa phương và nhu cầu thị trường. Các hội, đoàn thể, ban giảm nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn cần tích cực kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn; kịp thời bình xét cho những hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Có như vậy, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mới phát huy hiệu quả giúp những hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống một cách bền vững.

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

Các tin khác

Gia đình bà Trần Thị Tuyến, xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) vay vốn ưu đãi đầu tư nuôi cá lồng và phát triển kinh tế gia đình, cho thu nhập khá.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tân Lạc gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có tổng số dân 85.700 người, trong đó có 54.334 người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,4%. Số dân tham gia hoạt động kinh tế có 48.900 người, trong đó lao động khu vực thành thị là 3.800 người, khu vực nông thôn 45.100 người.

Thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 từ ngày 01 – 30/7/2016

(HBĐT) - Chiều 30/5, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo để triển khai cuộc Tổng điều tra (TĐT) nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành là thành viên BCĐ. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Ra mắt chương trình “Cafe Doanh nhân”

(HBĐT) - Sáng 30/5, tại trung tâm giải trí Sao Mai, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức ra mắt, khai trương chương trình “Café Doanh nhân”. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng, các Hội DN và các doanh nghiệp trong tỉnh.

Hiệu quả mô hình nuôi lợn bản địa ở xã Phú Vinh

(HBĐT) - Lợn bản địa là giống thuần chủng được nhân dân huyện Tân Lạc nói riêng, các địa phương trong tỉnh nói chung chăn nuôi từ lâu đời. Mặc dù khả năng tăng trọng và sinh sản thấp, trọng lượng cơ thể nhỏ nhưng lợn bản địa có nhiều ưu thế về chống chịu thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, ít bệnh dịch, đặc biệt là chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, nhu cầu thị trường tương đối lớn.

Huyện Lạc Sơn khẩn trương phòng trừ tập đoàn rầy lứa 3

(HBĐT) - Điều kiện thời tiết và cây trồng hiện nay rất thuận lợi cho tập đoàn rầy lứa 3 phát sinh, gây hại và lây lan thành dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời. Chính vì vậy, huyện Lạc Sơn đang thực hiện các biện pháp phòng trừ tập đoàn rầy để bảo vệ lúa xuân cuối vụ.

Lặc lày - cây trồng thế mạnh ở xã Nhuận Trạch

(HBĐT) - Lặc lày một trong số những cây rau màu được chính quyền và người dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đặc biệt quan tâm, trở thành cây kinh tế mũi nhọn giúp người dân trong xã cải thiện đời sống. Nhuận Trạch có tổng diện tích gieo trồng cây màu và rau đậu các loại 219,6 ha, trong đó, diện tích trồng cây lặc lày 34 ha, đứng thứ 3 sau lúa và ngô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục