Siêu thị Vì Hòa Bình (TP Hòa Bình) áp dụng thanh toán bằng thẻ ngân hàng khi mua hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng, giảm giao dịch bằng tiền mặt.
(HBĐT) - Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực hoạt động kinh tế có tính ưu việt, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thông qua TMĐT, doanh nghiệp có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thực hiện các giao dịch kinh tế với chi phí thấp, hiệu quả cao. Những năm qua, phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, mặc dù vậy, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, việc khai thác tiềm năng của lĩnh vực này chưa đạt hiệu quả tích cực.
Bà Trần Ngọc Mai, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết: Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã đầu tư 613 triệu đồng phát triển TMĐT, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kiến thức, hỗ trợ 30 doanh nghiệp xây dựng website TMĐT, ứng dụng TMĐT trong hoạt động SX-KD…
Hàng năm, tỉnh đã cử cán bộ chuyên trách về TMĐT tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn của Bộ Công Thương, Cục TMĐT và công nghệ thông tin tổ chức, phối hợp với Cục TMĐT và công nghệ thông tin trong việc xử lý, công bố các số liệu thống kê định kỳ về TMĐT, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý Nhà nước trên địa bàn. Cũng trong giai đoạn đã tổ chức 7 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý thuộc các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước đối với TMĐT, vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các điều kiện kỹ năng cần thiết để tham gia TMĐT. Triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến hoạt động SX-KD, bước đầu khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thẻ vào các loại hình dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán điện tử như: thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền lương, tiền điện thoại... Đến nay, 90% cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT. 80% doanh nghiệp tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó, 70% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động SX-KD; trên 30% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử cập nhật thường xuyên hoặc định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động SX-KD của doanh nghiệp; trên 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý SX-KD. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), trong đó, trên 40% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; trên 30% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử; trên 30% cơ sở kinh doanh phát triển kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.
“Tuy vậy, kinh phí đầu tư triển khai phát triển TMĐT trong 5 năm qua thực hiện mới đạt 12% kế hoạch, nguồn lực đầu tư hạn hẹp dẫn đến kết quả thực hiện còn hạn chế” - bà Trần Ngọc Mai, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương) cho biết thêm. Bên cạnh nguyên nhân do ngân sách tỉnh khó khăn còn nguyên nhân từ chính phía doanh nghiệp nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của TMĐT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ vai trò, hiệu quả kinh tế của TMĐT trong hoạt động SX-KD. Các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hạn chế, chưa thực sự chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai TMĐT. Một số doanh nghiệp đã xây dựng website nhưng chỉ ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh, phương thức thanh toán, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động SX-KD và các siêu thị, cơ sở phân phối hiện đại cho phép thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt yêu cầu đề ra...
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT với tổng nguồn kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 8,46 tỉ đồng, trong đó, ngân sách T.ư 1,36 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 3,052 tỉ đồng, nguồn khác 4,048 tỉ đồng, mục tiêu ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B, giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C, giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước - B2G, giữa các cá nhân với nhau - C2C, giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân - G2C; 60% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông, du lịch, vận tải cho phép sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; 50% doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động quản lý SX-KD. Kế hoạch được triển khai thực hiện là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh bắt nhịp với xu thế phát triển chung, khai thác hiệu quả lợi ích to lớn mà TMĐT mang lại cho doanh nghiệp.
Hà Thu
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1417 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn sự nghiệp năm 2016 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó hỗ trợ trên 19,5 tỷ đồng vốn phát triển sản xuất cho 191 xã.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Đào (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách của Nhà nước đối với hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa cụ thể như thế nào?
(HBĐT) - “Làm sao để đời sống người dân không ngừng nâng cao, tìm được cây trồng phù hợp với địa phương, sản phẩm nông sản làm ra phải được thị trường chấp nhận. Cái đói, nghèo không đeo bám trên đôi vai người dân thì lúc đó chúng tôi mới hoàn thành trách nhiệm của mình đối với nhân dân trong toàn xã” - Đó là trăn trở của đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình. Anh cùng các đồng chí cán bộ UBND xã luôn tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cây trồng phù hợp. Qua việc trồng thử rau ngót ở các xóm Máy 1, Máy 2, Máy 4 và xóm Thăng cho thấy hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện cuộc sống của bà con nông dân.
(HBĐT) - Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Yên Thủy đang thi công 2 công trình trọng điểm là công trình ngầm xóm Hạ 1, xã Lạc Sỹ với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ đồng và công trình tuyến đường cứu hộ, cứu nạn xóm Nam Bình, xã Đoàn Kết với tổng vốn đầu tư 3 tỷ đồng. Đây là 2 công trình xử lý khắc phục hậu quả lũ bão được khởi công xây dựng từ đầu tháng 4 vừa qua. Theo kế hoạch, công trình hoàn thành trong tháng 6.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, đến nay, toàn huyện có 63 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NN&PTNT. Trong đó có 28 trang trại tổng hợp, 10 trang trại trồng trọt, 2 trang trại lâm nghiệp, 18 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại thuỷ sản. Đã có 51 trang trại được cấp giấy chứng nhận theo quy định.
(HBĐT) - Thực tế nhu cầu các doanh nghiệp tìm kiểm quỹ “đất sạch” là rất lớn, trong khi tỉnh chưa chuẩn bị được quỹ đất sạch. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có xu hướng khảo sát tìm kiểm quỹ “đất sạch” để triển khai các dự án đầu tư. Vì không mất nhiều thời gian giải phóng mặt bằng (gpmb), làm lỡ đi các cơ hội kinh doanh, tỉnh đang triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng quỹ “đất sạch” để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.