(HBĐT) - UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 1.070 tỷ đồng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, bao gồm 566 tỷ đồng hộ dân tham gia (chiếm 53%), 360 tỷ đồng doanh nghiệp tham gia (chiếm 34%), 144 tỷ đồng NSNN (chiếm 13%).

 

Đề án nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc cải tạo vườn tạp tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Phấn đấu hàng năm cải tạo khoảng 1,2 nghìn ha vườn tạp thành vườn có hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu được tăng 2,5 - 3 lần so với năm 2015. Việc cải tạo vườn tạp sẽ gắn với quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch chuyên ngành tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh tiểu vùng và phát triển bền vững. Đây được xác định là việc làm cần thiết, tạo động lực quan trọng để các địa phương nâng cao hiệu quả thâm canh cây trồng, từ đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

 Toàn tỉnh hiện có trên 12.380 ha vườn tạp cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm, diện tích chưa trồng cây 2.395 ha. Trong khi đó, có khoảng 6.350 ha vườn tạp đã được cải tạo và cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có nhiều diện tích vườn tạp đã được chuyển đổi thành công mang lại thu nhập từ 400 - 600 triệu đồng/ha/năm.

 

 

                                                                                   TT

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Giá bán lẻ xăng RON 92 hiện thấp hơn khoảng 200 đồng một lít so với cuối năm 2015.
Ngay sau thu hoạch lúa chiêm - xuân, nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) khẩn trương làm đất gieo cấy lúa vụ mùa.
Không có hình ảnh

Khai thác thế mạnh kinh tế rừng

(HBĐT) - Với đặc điểm phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp, những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã tập trung khai thác thế mạnh đó để phát triển trồng rừng. Hướng đi này bước đầu góp phần tích cực cho địa phương xoá đói - giảm nghèo, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Toàn huyện có 49.820,98 ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 35.476,06 ha và rừng trồng 14.334,92 ha.

5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19,54% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh doanh thương mại - dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều địa phương, cơ sở đã mở rộng ngành nghề, cải tạo và đầu tư cơ sở vật chất, đa dạng các mặt hàng, phương thức kinh doanh nên mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ đảm bảo nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.

Triển khai Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Ngày 17/6, UBND tỉnh đã tổ chức họp triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19-2016 ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2017 và định hướng đến năm 2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Viettel tổ chức chương trình khuyến mại kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Nhằm kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh Hoà Bình, từ ngày 15/6, Hoà Viettel Hoà Bình triển khai chương trình khuyến mãi khách hàng đặc biệt với tên gọi “Đăng ký Viettel hôm nay trúng ngay Honda AirBlade”.

Vốn vay cho các hộ SX – KD vùng khó khăn phát triển hiệu quả

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 31, ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đến với hộ gia đình SX-KD tại vùng khó khăn, nhiều năm qua, nguồn vốn từ chương trình đã và đang trợ lực rất nhiều cho những địa bàn còn nhiều khó khăn trong tỉnh, mở ra cơ hội giúp người nông dân phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống và giảm nghèo.

Vốn vay ưu đãi đồng hành phát triển kinh tế cùng bà con xã Trường Sơn

(HBĐT) - Trường Sơn là xã vùng sâu của huyện Lương Sơn. Xã có hệ thống đường giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế. Xã xác định trồng rừng sản xuất và một số loại cây có giá trị kinh tế cao gắn liền với chăn nuôi gia trại vừa và nhỏ là nội lực. Do đó, khi các hộ dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi của NHCSXH, chủ yếu đầu tư vào trồng rừng sản xuất và trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục