Hướng ứng phong  trào thi đua lao động sản xuất, hội viên phụ nữ  phường Chăm Mát (TP Hòa Bình)  phát triển mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường.

Hướng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất, hội viên phụ nữ phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) phát triển mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường.

(HBĐT) - Để xứng đáng với vai trò là người đồng hành, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của phụ nữ, những năm qua, Hội LHPN phường Chăm Mát luôn bám sát Nghị quyết Đại hội Hội LHPN TP Hòa Bình và phường, cụ thể hóa thành chương trình công tác hàng tháng, quý, năm phù hợp với thực tế. Hội coi trọng xây dựng và phát động cán bộ, hội viên thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ và giáo dục phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

 

Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững được Hội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mũi nhọn. Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Hội LHPN phường Chăm Mát thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình cán bộ, hội viên duy trì và phát triển các ngành nghề sẵn có theo định hướng của Đảng bộ phường, đồng thời đa dạng ngành nghề kinh doanh, thương mại, TTCN. Theo đó, mỗi chi hội đã hình thành những ngành nghề đặc trưng như: sản xuất chổi chít ở chi hội 6, 21; nuôi ong, nuôi lợn quy mô lớn ở chi hội 9, 10; làm trang trại ở chi hội 7, 17, 18; làm chậu cảnh, trồng rau sạch ở chi hội 6, 21, 19; dịch vụ nhà nghỉ, nhà trọ, hàng ăn, kinh doanh phát triển mạnh ở các chi hội 1, 2, 4, 5, 13, 24, 24, 25...

 

Bên cạnh đó, hàng năm có 80% lao động nữ trên địa bàn được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề và giới thiệu việc làm. 5 năm qua, Hội đã phối hợp với Hội Nông dân, Trung tâm KH-KT mở 9 lớp chuyển giao kỹ thuật, nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật, nuôi gia súc, gia cầm... cho trên 500 lượt hội viên. Đồng thời, phối hợp với ngành LĐ-TB&XH tham gia 8 hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động cho 456 lao động trên địa bàn.

 

Theo đánh giá của chị Phan Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Hội LHPN phường nhằm góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, nhất là giúp hội viên nghèo giảm nghèo bền vững, hàng năm, BCH Hội có kế hoạch đăng ký, giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ. Nhờ đó đã có 20/20 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ thông qua hoạt động vay vốn tiết kiệm, ngày công lao động. Ngoài ra, Hội tích cực phối hợp với ngân hàng CSXH, Ban    XĐ-GN phường rà soát hộ vay từ các nguồn đảm bảo đúng đối tượng, duy trì hiệu quả nguồn vốn vay. Hiện, Hội LHPN phường quản lý 3 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 1,4 tỷ đồng trên 3 kênh là hộ nghèo, HS-SV và vốn 120 giải quyết việc làm đã giúp 729 lượt gia đình phụ nữ có vốn để SX-KD và cho con đi học.

 

Cùng với nhận ủy thác cho vay từ ngân hàng CSXH, 29 chi hội phụ nữ trên địa bàn đã triển khai vận động tiết kiệm với 90% cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện. Nguồn vận động tiết kiệm đang có đạt 370 triệu đồng, đã giải quyết cho 210 lượt hội viên vay để làm kinh tế.

 

Hưởng ứng CVĐ xây nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, Hội đã vận động hỗ trợ xây mới 6 nhà và sửa chữa 4 nhà cho hội viên có hoàn cảnh đặc biệt.

 

Từ những hoạt động chung tay, góp sức giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, 5 năm qua, Hội LHPN phường Chăm Mát đã góp phần cùng toàn phường giúp được 26 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,6%, thu nhập bình quân đạt 38 triệu đồng/ người/năm.

 

 

                                                                       Thu Hiền

 

 

 

Các tin khác

Nghề nuôi cá lồng ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã cải thiện nguồn thu nhập kinh tế hộ dân vùng hồ sông Đà.
Không có hình ảnh
Thừa ủy quyền, đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT trao tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” cho các cá nhân được tặng thưởng.
Đã có 36 nhà đầu tư triển khai dự án và 25 nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư vào địa bàn tham gia  hội nghị tiếp xúc với cơ quan QLNN của tỉnh.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng tích cực giải ngân nguồn vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã tích cực huy động nguồn vốn tại địa phương, quản lý chất lượng tăng trưởng, tiết kiệm chi phí tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Qua đó tạo điều kiện cho hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.

Khó khăn trong xây dựng NTM ở xã Cun Pheo

(HBĐT) - Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn xã chiếm gần 54%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 13, 2 triệu đồng, cơ sở vật chất thiếu thốn, việc huy động còn gặp nhiều khó khăn, do đó, đến nay, xã Cun Pheo (Mai Châu) mới hoàn thành được 8/19 tiêu chí xây dựng NTM. Con đường trước mắt của Cun Pheo còn chất chồng khó khăn.

Xây dựng 29 mô hình phát triển sản xuất

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn từ các chương trình, dự án, trong 6 tháng đầu năm, huyện Kim Bôi đã xây dựng được 29 mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, trong tỉnh có 19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2.133 tỷ đồng, sử dụng khoảng 653, 4 ha đất, tăng 7 dự án và 4, 77 lần số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Xã Cư Yên xây dựng cánh đồng mẫu lớn thâm canh 1 loại giống

(HBĐT) - Khu ruộng gần 700 m2 chuyên sản xuất 1 loại giống của gia đình anh Nguyễn Văn Tiến, xóm Hang Đá, xã Cư Yên (Lương Sơn) năm nay cho năng suất cao hơn so với mọi năm. Sau 3 tháng chăm sóc, ruộng lúa của gia đình anh đã đến ngày thu hoạch. Anh Tiến phấn khởi cho biết: Vụ này, gia đình tôi cùng các hộ trong xóm gieo trồng phần lớn diện tích là giống lúa Liên ưu 362. Đây là giống lúa lai mới được gieo trồng khảo nghiệm tại xóm, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng kháng bệnh và chống chọi với thời tiết. Hiện nay, lúa chín đều, bông trĩu hạt, trổ 1 lần nên lúa rất đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục