Ngày 3-2 vừa qua, Tổng cục TDTT chính thức duyệt danh sách các HLV, VĐV xuất sắc hưởng chế độ đặc thù trong năm 2017. Tổng cộng có 55 VĐV của 19 môn thể thao được đưa vào danh sách này.
Môn Olympic chiếm ưu thế
Trong 19 môn trên, duy nhất 2 môn wushu và pencak silat là không thuộc nhóm cơ bản của Olympic. 17 môn còn lại có thành viên được hưởng chế độ đặc thù (người trong nghề vẫn quen gọi với nhau: trọng điểm) gồm bắn súng, cử tạ, điền kinh, bơi lội, TDDC, đấu kiếm, cầu lông, rowing, canoeing, xe đạp, bắn cung, quần vợt, judo, boxing, taekwondo, karatedo... Bơi lội và điền kinh thuộc nhóm môn được quan tâm số 1 của thể thao Việt Nam. Do vậy, trong danh sách trọng điểm của năm 2017, hai môn này có số VĐV được đưa vào khá đông đảo (bơi 6 người, điền kinh 7 người).
Điền kinh và bơi lội thuộc nhóm môn được quan tâm số 1 của thể thao Việt Nam. Ảnh: H.Hùng – N.Anh
Bắn súng sau năm thành công 2016 với 1HCV, 1HCB tại Olympic 2016 vẫn đầy đủ những xạ thủ từng dự Olympic tại Brazil vào danh sách trọng điểm năm nay. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường tiếp tục được hưởng chế độ VĐV xuất sắc. Ngoài họ, đồng đội Hà Minh Thành, Lê Thị Hoàng Ngọc, Nguyễn Duy Hoàng có ở danh sách năm nay. Trước đó, HLV trưởng đội bắn súng Việt Nam – bà Nguyễn Thị Nhung từng xác nhận, từng tuyển thủ phải nỗ lực để làm tốt nhất năng lực của mình thì mới xứng đáng với vị trí mũi nhọn mà mọi người kỳ vọng.
Dễ thấy, với các xạ thủ trọng điểm này, chúng ta tiếp tục đặt niềm tin vào tổ súng ngắn. Xạ thủ duy nhất thi đấu súng trường là Nguyễn Duy Hoàng được đánh giá tốt về chuyên môn nên nằm trong nhóm VĐV trọng điểm không phải không có lý.
Không thể coi là bài toán chế độ?
Ra đời danh sách trọng điểm, hưởng chế độ cao hơn so với mặt bằng chung là nỗ lực của các bên liên quan (trong đó có Tổng cục TDTT tham mưu). Đây là điều rất mừng. Phải thấy rõ, HLV, VĐV trọng điểm được hưởng mức cao nên bỏ qua tư tưởng giải bài toán chế độ cho bản thân họ. Đây chính là những cá nhân được Nhà nước đầu tư cho các mục tiêu quan trọng của thể thao quốc gia. Thực tế, thể thao chúng ta bị vướng vào câu chuyện áp lực thành tích trong các Đại hội theo tính thời điểm.
Chương trình thi đấu SEA Games – Asian Games – Olympic luôn quay vòng nối tiếp theo một chu kỳ năm này tới năm khác (Ví dụ, sau Olympic 2016, tất cả đã phải vào guồng cho SEA Games 2017 và sau SEA Games 2017 thì tới Asian Games 2018. Tiếp đó là tới SEA Games 2019 rồi Olympic 2020). Do đó, VĐV và HLV ở danh sách “trọng điểm” đều hiểu trước mắt nỗ lực cho Đại hội thể thao quan trọng ở năm đó.
Chương trình trọng điểm ít nhiều đồng nghĩa nuôi gà nòi trong giai đoạn dài hơi. Tuy nhiên, số VĐV nổi bật chỉ giới hạn trong một vài cá nhân nên tất cả nhà quản lý không thể ém quân lâu dài được. Nâng tiền dinh dưỡng cho HLV, VĐV phải có chuyên gia dinh dưỡng thẩm định bằng chuyên môn. Để từ đó, VĐV của môn nào cần bổ sung thực phẩm gì và số lượng tiếp nhận ra sao. Nếu chỉ tăng lượng thực phẩm lên gấp đôi nhờ tiền dinh dưỡng nhiều hơn thì chưa hẳn đã hiệu quả.
Năm 2016, thể thao Việt Nam trong chiến lược chuẩn bị cho Olympic đã có nhiều gương mặt nổi bật được vào danh sách “trọng điểm”. Sau 1 năm, nhiều gương mặt đó đã không còn “trọng điểm” như Tiến Minh (cầu lông), Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh), Văn Ngọc Tú (judo), Phan Thị Hà Thanh (TDDC), Nguyễn Thị Lệ Dung (đấu kiếm)... Điều này không bất ngờ. VĐV có tuổi đã dừng bước thi đấu cần tuyến trẻ thay thế. VĐV trẻ có chuyên môn và khả năng phát triển lâu dài cần ưu tiên vào danh sách trọng điểm thì mới thực chất hơn. Dĩ nhiên họ phải được sự sàng lọc chuyên môn.
Theo SGGP
(HBĐT) - Ngày 3/2, tại sân nhà văn hóa trung tâm huyện Đà Bắc, Trung tâm VH-TT huyện đã tổ chức giải bóng chuyền mừng xuân, mừng Đảng năm 2017. Tham dự giải có 12 đội (gồm 6 đội nam và 6 đội nữ) với hơn 140 VĐV đến từ 6 đơn vị.
(HBĐT) - Tháng 9/2016, tại ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII được tổ chức tại tỉnh Lào Cai, các VĐV tỉnh Hòa Bình đã xuất sắc giành được 7 HCV, 9 HCB, 9 HCĐ, xếp thứ nhất toàn đoàn. Kết quả này vượt ngoài kế hoạch và sự mong đợi của tỉnh ta. Đặc biệt, các VĐV tỉnh ta đã giành nhiều huy chương với các bộ môn thể thao dân tộc như: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co….Thêm một lần nữa, thể thao dân tộc tiếp tục được khẳng định vị trí.
Có rất nhiều kế sách được ngành TDTT tính đến sau thành công vang dội của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở Olympic 2016, với hy vọng từ cuộc “hóa Rồng” đó, thể thao Việt Nam sẽ mạnh mẽ chuyển mình để sớm thoát khỏi “áo cũ” Đông Nam Á và thực sự vươn ra biển lớn.
Chưa đầy 1 tuần nữa, đội tuyển quần vợt nam Việt Nam sẽ bước vào thi đấu vòng 1 thuộc nhóm 2 (khu vực châu Á - Thái Bình Dương) giải đồng đội Davis Cup 2017, gặp đối thủ Hồng Công (Trung Quốc) từ ngày 7 đến 9-2 tại CLB Phú Thọ (TPHCM).
Nhiệm vụ đã hoàn thành, hay khát vọng đã hoàn thành! Với Roger Federer, đó là những gì mà anh đã làm được, không chỉ riêng đối với bản thân anh, mà còn dành cho người hâm mộ quần vợt trên toàn cầu. Federer đã trở thành tay vợt lớn tuổi nhất đăng quang Australian Open trong 50 năm trở lại đây, nhưng quan trọng hơn, anh trở thành người duy nhất trong làng quần vợt nam thế giới mọi thời đại sở hữu 18 danh hiệu Grand Slam. Federer đã đánh bại “ông bạn già” Rafael Nadal trong trận chung kết đơn nam Australian Open 2017 ngập tràn cảm xúc với điểm số 6-4, 3-6, 6-1, 3-6, 6-3.
(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày cuối đông, khi mọi người đang tất tả chuẩn bị Tết thì các VĐV đội xe đạp Hòa Bình vẫn miệt mài tập luyện trên các cung đường. Giọt mồ hôi thấm đẫm áo, những guồng chân vẫn đều đặn trên bàn đạp, gương mặt họ ánh lên quyết tâm tập luyện để tiếp tục chinh phục các đường đua, giành thành tích cao tại các giải xe đạp khu vực và toàn quốc, mang vinh quang về cho thể thao tỉnh nhà.