Có rất nhiều kế sách được ngành TDTT tính đến sau thành công vang dội của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở Olympic 2016, với hy vọng từ cuộc “hóa Rồng” đó, thể thao Việt Nam sẽ mạnh mẽ chuyển mình để sớm thoát khỏi “áo cũ” Đông Nam Á và thực sự vươn ra biển lớn.

 

Ngay đầu năm mới 2017, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh khẳng định sẽ vẫn tiếp tục tập luyện và thi đấu cho đến khi bắn súng nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung không còn cần anh nữa. Đấy là điều đáng mừng, đặc biệt là sau một khoảng thời gian bận rộn với việc làm từ thiện, sắm vai đại sứ thương hiệu ở các lĩnh vực khác nhau, nhiều người tưởng chừng anh đã giã từ sự nghiệp VĐV.

Khả năng của VĐV Hoàng Xuân Vinh vẫn đủ giúp anh ngự trị ở vị trí số 1 khu vực, châu lục và thậm chí là khi đến với đấu trường thế giới. Bắn súng Việt Nam suy cho cùng chưa tìm được gương mặt thứ nhì - sau Xuân Vinh, tái lập được chiến tích tương tự. Thế nên, điều đáng mừng đó vô tình lại trở thành mối quan ngại trong chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực cho Olympic Tokyo 2020, nơi thể thao Việt Nam đang nung nấu quyết tâm bảo vệ ít nhất 1 HCV và 1 HCB mà Xuân Vinh đã giành được. Tức là trong vòng chưa đầy 4 năm, thể thao Việt Nam phải đầu tư để sở hữu 1 VĐV giỏi như Hoàng Xuân Vinh. Rõ ràng, đây là thách thức lớn. Bản thân Xuân Vinh nếu còn thi đấu đến năm 2020 cũng không thể tự tin cho rằng tuổi 47 sẽ giúp anh làm được điều tương tự tại Rio de Janeiro 2016.

Thi đấu thể thao và nhất là phải cạnh tranh ở môi trường khốc liệt và đầy rẫy những anh tài như Olympic, gần như không có VĐV tài năng nào trên thế giới tự cho mình là giành chiến thắng dễ dàng, là số 1 mãi mãi. Đến ngay cả nhà vô địch các cự ly ngắn ở 3 kỳ Olympic liên tiếp như Usain Bolt, như kình ngư Michael Phelps rốt cuộc cũng phải dừng cuộc chơi khi đạt đến giới hạn của bản thân.

Ngoài bắn súng, thể thao Việt Nam còn gì để chuẩn bị cho Olympic 2020? Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện từng nhấn mạnh: “Thành công lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã khích lệ cả nền thể thao cùng vươn lên. Trong chiến lược đầu tư cho tương lai, những môn thể thao phù hợp với đặc điểm thể chất của VĐV Việt Nam như điền kinh, bơi lội, cử tạ, TDDC, bóng đá và các môn thế mạnh của chúng ta có trong chương trình thi đấu của Olympic, Asiad là bắn súng, taekwondo, karatedo, judo, vật, boxing, đấu kiếm, rowing… sẽ được ưu tiên hàng đầu”.

Cũng nằm trong kế sách chuẩn bị nguồn nhân lực cho các sự kiện thể thao lớn, ông Nguyễn Ngọc Thiện còn khẳng định bên cạnh việc sử dụng nguồn HLV tài năng trong nước, Bộ VH-TT-DL sẽ sát cánh cùng ngành TDTT Việt Nam mời thêm các chuyên gia giỏi của các nước cùng tham gia huấn luyện cho VĐV, đồng thời tạo điều kiện cho họ được tập huấn, thi đấu quốc tế nhiều hơn để trui rèn bản lĩnh và nâng cao trình độ chuyên môn.

Vấn đề là kể từ năm 2017, ngoại trừ những gương mặt vẫn đang thể hiện được sự tiến bộ đáng nể như Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Quách Thị Lan (điền kinh), Thạch Kim Tuấn và Nguyễn Trần Anh Tuấn (cử tạ), Đinh Phương Thành (TDDC), Hà Minh Thành, Hoàng Ngọc (bắn súng), Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Anh Tú (bóng bàn)…, thì nhiều VĐV tài năng đã tuyên bố chia tay sự nghiệp, trong đó đáng tiếc nhất là trường hợp của nhà vô địch World Cup TDDC Phan Thị Hà Thanh, để lại sau lưng cả khoảng trống mênh mông và nhất thời không có ai bù đắp nổi.

 

Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên (1) và tài năng điền kinh Quách Thị Lan (2) là những niềm hy vọng của thể thao Việt Nam ở Olympic 2020

 

 

Đầu tư cho Olympic 2020 và xa hơn là chiến lược quan trọng rất cấp thiết, trong đó nguồn nhân lực tài năng phải được đặt lên hàng đầu. Tất cả phải được làm đồng bộ, lớp lang và tập trung mọi nguồn lực tài chính (cả của ngành lẫn từ công tác xã hội hóa), chứ không phải tự phát như các bộ môn điền kinh, bơi lội, cầu lông, quần vợt đang thực hiện…

 

                                                                 TheoSGGP

 

Các tin khác


Australian Open 2017: Federer hùng dũng vào bán kết

Hủy diệt Mischa Zverev với điểm số 6-1, 7-5 và 6-2 trong một trận đấu chỉ kéo dài trong vỏn vẹn 1 tiếng 32 phút đồng hồ, Roger Federer đã hùng dũng thẳng tiến vào vòng bán kết đơn nam của giải Australian Open 2017.

Khôi phục và phát triển trò chơi dân gian

(HBĐT) - Hòa Bình - cửa ngõ Tây Bắc nơi hội tụ 6 dân tộc chính gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông cùng chung sống gắn bó, đoàn kết. Nhờ sự hội tụ đông đảo đó, các trò chơi dân gian được diễn ra trên địa bàn tỉnh ta rất phong phú, đa dạng. Người Mường có trò ném còn, cò le, đánh mảng, đi cà kheo. Người Thái có trò chơi “gọi nàng sọt”, “khấn rượu cần đoán số”. Người Tày có trò bắn nỏ, đánh đu. Người Mông có trò ném pópo, tầu tu lu. Người Dao có trò đá cầu, đánh đu… Vào các ngày lễ, Tết, những trò chơi dân gian thu hút đông đảo từ người già đến trẻ nhỏ tham gia tạo thành nét đặc sắc trong văn hóa các dân tộc tỉnh ta.

Thể thao Việt Nam vào bệ phóng

Khi bài báo này lên trang thì nhiều HLV, VĐV các đội tuyển thể thao quốc gia đã cận ngày tập cuối cùng trước khi được hưởng kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán 2017. Năm 2017, áp lực cho người làm nghề sẽ không nhỏ dù đã sẵn có bệ phóng là những thành công tại Olympic 2016 năm ngoái.

Kỳ tích của tay vợt từng suýt giải nghệ Istomin

Ở tuổi 30, sự nghiệp của tay vợt hạng 117 thế giới người Uzbekistan Denis Istomin bất ngờ đón nhận chiến tích đáng chú ý đầu tiên: đánh bại đối thủ xếp hạng 2 thế giới Novak Djokovic ở vòng 2 Giải quần vợt Úc mở rộng 2017 diễn ra hôm 19-1.

Cận tết vẫn hăng say tập luyện

Tết sắp tới, các đội tuyển thể thao đều có sự chuẩn bị nghỉ tết, trong khi vẫn có VĐV tiếp tục đón tết xa nhà như kình ngư Ánh Viên.

Vinh danh những người hùng thể thao

Tối 17-1 tại Hà Nội, Ban tổ chức giải thưởng Cúp Chiến thắng năm 2016 công bố và trao thưởng các HLV, VĐV và đội tuyển thể thao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục