Do sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tập huấn, huấn luyện thiếu và lạc hậu, môn boxing học sinh phải tập luyện trong gần khán đàn SVĐ.
Do khó khăn về kinh phí, bếp ăn tập thể của trường phổ thông năng khiếu TDTT vẫn phải đun bếp củi để giảm bớt chi phí.
VĐV đội tuyển các môn thể thao của tỉnh chưa được huấn luyện, ăn, ở tập trung, chưa có mục tiêu, định hướng lâu dài; thể thao thành tích (TTTT) cao mới trong giai đoạn bước đầu tiếp cận phát triển, chưa cơ bản và thiếu vững chắc, thành tích mới chỉ tập trung ở một số môn thể thao cá nhân như xe đạp địa hình, Boxing, cử tạ; chưa có môn thể thao tập thể như bóng đá, bóng chuyền...Đó là những khó khăn, hạn chế, yếu kém dẫn đến TTTT cao của tỉnh ta phát triển chưa toàn diện, thiếu chuyên nghiệp và không bền vững.
Nhìn lại kết quả và hoạt động TTTT cao những năm trước đây, chúng ta càng thấy rõ điều đó. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ III, năm 1995, đoàn thể thao tỉnh ta tham dự 3/26 môn, gồm điền kinh, cờ tướng, cờ vua, tranh tài ở 288 bộ huy chương, nhưng không dành được huy chương nào. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V năm 2006, đoàn thể thao tỉnh ta tham dự 5/40 môn gồm đẩy gậy, điền kinh, bắn nỏ, kéo co, cờ tướng và xếp thứ 32/66 tỉnh, thành, ngành trong cả nước với 5 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 2 huy chương đồng. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI năm 2010, đoàn thể thao tỉnh ta tham dự 6/31 môn, gồm đẩy gậy, điền kinh, bắn nỏ, kéo co, cử tạ và xếp thứ 49/66 tỉnh, thành, ngành trong cả nước với 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014, đoàn thể thao tỉnh ta tham dự 7/36 môn, gồm điền kinh, xe đạp, cử tạ, karatedo, boxing, vật, võ cổ truyền và xếp thứ 40/65 tỉnh, thành, ngành trong cả nước với 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng...
Trong thực tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiết chế về TDTT còn nhiều điều trăn trở. SVĐ tỉnh được xây dựng từ năm 1960, đến năm 2009, 2013 và 2016 được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động TDTT, đào tạo, huấn luyện VĐV và nhu cầu tập luyện của nhân dân. Tuy nhiên đến nay đã xuống cấp, không đủ điều kiện để tổ chức thi đấu các giải TTTT cao cũng như giao hữu giữa các đội bóng đá chuyên nghiệp. Nhà thi đấu TDTT tỉnh được xây dựng năm 1996, đến năm 2003 cải tạo mặt sân dải nhựa cao su tổng hợp, năm 2003 tiếp tục được cải tại nâng cấp. Tuy nhiên, đến nay không còn phù hợp cho việc đăng cai tổ chức thi đấu các giải khu vực và toàn quốc. Khu bể bơi, sần quần vợt của tỉnh được xây dựng từ năm 2005, đến nay một số hạng mục cũng đã xuống cấp...Đặc biệt, Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng TDTT tỉnh, nay là Trường phổ thông năng khiếu TDTT được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2003, hiện đã xuống cấp, chật trội, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của cán bộ, giáo viên, học sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, huấn luyện của học sinh và VĐV.
"Chảy máu” tài năng VĐV TTTT cao là nguy cơ hiển hiện vì chính sách thu hút đãi ngộ chưa được quan tâm đúng mức. Đơn cử như trường hợp Đinh Văn Linh, VĐV vô địch xe đạp địa hình toàn quốc, 5 mùa giải liên tục đoạt huy chương vàng cá nhân và đồng đội. nhưng tiền ăn và tiền công của VĐV này cũng chỉ được chi trả 6 triệu đồng/tháng. Trong khi nhiều tỉnh, ngành khác mời gọi với mức thu nhập cao, điều kiện ăn ở, tập luyện rất hấp dẫn, nhưng chàng trai trẻ mới 21 tuổi quê ở Lũng Vân (Tân Lạc) vẫn quyết định găn bó với tỉnh nhà vì tình yêu với quê hương, bản quán.
Hiệu trưởng Trường phổ thông năng khiếu TDTT Hoàng Văn Lợi, trăn trở: để phát triển TTTT cao, còn rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Với tổng số 100 học sinh, hiện tại, 10 học sinh của trường phải ở chung 1 phòng diện tích khoảng 18m2. Do khó khăn về kinh phí, bếp ăn tập thể của nhà trường vẫn phải đun bếp củi để giảm bớt chi phí. Chế độ đối với HLV-VĐV thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu theo Quyết định số 32/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ở các tỉnh khác là 90.000 đồng/ngày, nhưng ở tỉnh ta chỉ là 70.000 đồng/ngày. Vì vậy, không đảm bảo chế độ dinh dưỡng mà rất khó tổ chức giao lưu, tập huấn, cọ sát với các tỉnh, thành phố khác. Bên cạnh đó, chậm trễ trong việc chi trả tiền thưởng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của các VĐV đoạt huy chương, thậm chí có VĐV bỏ không tham gia huấn luyện, vì từ tháng 6/2016 đến tháng 7/2017 số tiền thưởng cho VĐV chưa được thanh toán đã lên đến khoảng 800 triệu đồng. Sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ tập huấn, huấn luyện không chỉ thiếu và lạc hậu, thậm chí như môn boxing học sinh phải tập luyện trong gầm khán đài SVĐ...
Với mục tiêu phát triển TTTT cao của tỉnh mang tính đột phá, bền vững, chuyên nghiệp, từng bước cải thiện vị trí so với toàn quốc, phần đấu đưa Hòa Bình trở thành một trong các tỉnh có TTTT cao khá của khu vực...Rõ ràng đang rất cần các giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, tổ chức các môn TTTT cao, đến hoàn thiện cơ chế, chính sách, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác phát triển, xã hội hóa và tập trung nguồn lực tài chính cho các môn TTTT cao.