Các trang thiết bị trên xe VAR được nhập khẩu 100% với sự giám sát về chất lượng từ FIFA.
Đây là buổi học áp dụng công nghệ VAR đầu tiên cho các trọng tài. Buổi học được chuyên gia FIFA Bhaveshan Moorghen giám sát, có sự hỗ trợ của Đội tuyển U19 Hà Nội.
Sau 6 ngày tham gia đào tạo thực hành trên xe VAR bước 3a và 3b, một số trọng tài và trợ lý trọng tài được chuyển sang giai đoạn đào tạo mang tính quyết định với bước 3c - thực hành ở một trận đấu không chính thức.
Những ngày qua, 18 trọng tài và trợ lý trọng tài tham gia khóa đào tạo VAR được thực hành điều hành trận đấu có áp dụng VAR với các tình huống giả định thời lượng ngắn nhằm làm quen với các quy định, giao thức cũng như sử dụng thiết bị công nghệ để phân tích tình huống. Quá trình học tập diễn ra liên tục với cường độ cao từ 8 giờ đến 17 giờ 30 phút hàng ngày để hoàn thành đủ tiến độ về từng bước đào tạo theo yêu cầu của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).
Một số trọng tài đã hoàn thành đủ số lượng bài tập ở các bước đào tạo 3a và 3b với độ khó thấp và trung bình (các trận đấu 5 - 5 trong khoảng 10 phút và trận đấu 11-11 trong khoảng 30 phút) sẽ bước vào giai đoạn 3c với độ khó được đánh giá là cao nhất (trận đấu đầy đủ trong 90 phút). Có 3 trọng tài được chỉ định thực hành ở buổi học đầu tiên này gồm trọng tài chính Mai Xuân Hùng, trọng tài VAR Dương Hữu Phúc, trợ lý VAR Lê Vũ Linh. Ngoài ra, 3 trọng tài và trợ lý trọng tài của Ban trọng tài Hà Nội sẽ tham gia hỗ trợ điều hành trận đấu.
Theo lộ trình, các học viên sẽ tiếp tục hoàn thành bước đào tạo 3a-3b và chuyển sang bước 3c dự kiến từ ngày 16/6, đảm bảo mỗi trọng tài đều phải tham gia đào tạo tại một trận đấu không chính thức. Toàn bộ quá trình thực hành đều được được ghi hình (cả ngoài sân lẫn trong xe VAR) và gửi về Liên đoàn Bóng đá thế giới hàng ngày. Từ đó, các chuyên gia của tổ chức này sẽ đánh giá tổng quan quá trình thực hành của từng người. Công nghệ VAR chỉ chính thức được áp dụng tại Việt Nam sau khi vượt qua các bước kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt của Liên đoàn Bóng đá thế giới.
VAR (Video Assistant Referee) là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video. Hiện tại, công nghệ này được sử dụng để hỗ trợ, giúp các trọng tài nắm bắt tình hình trận đấu, đưa ra quyết định chính xác nhất trong những trường hợp gây tranh cãi. Hệ thống VAR được thử nghiệm đầu tiên tại Anh, một vài trận ở Đức và Italy. Đến năm 2018, lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng chính thức trong World Cup.
(HBĐT) - Mới đây, huấn luyện viên Philippe Troussier chính thức đưa ra sự lựa chọn về nhân sự của đội tuyển Việt Nam tham dự 2 trận đấu giao hữu quốc tế, gặp đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 15/6 tại Sân vận động Lạch Tray (Hải Phòng) và gặp đội tuyển Syria, ngày 20/6 tại Sân vận động Thiên Trường (Nam Định). Trong số 33 cầu thủ được triệu tập, ngoài những gương mặt quen thuộc như: thủ môn Đặng Văn Lâm; hậu vệ Đoàn Văn Hậu, Đỗ Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng; tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Quang Hải; tiền đạo Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Công Phượng…, còn có sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới. Trong đó, người hâm mộ thể thao Hòa Bình đặc biệt quan tâm đến cái tên Bùi Văn Đức – một tiền vệ trẻ, người con dân tộc Mường của quê hương Hòa Bình.