Đức là ĐT duy nhất toàn thắng ở những loạt 11m cân não. Song thủ môn Goycoechea lại là người cản phá thành công sút luân lưu nhất trong lịch sử. Trong khi đó, Nam Mỹ là khu vực duy nhất có số trận thắng hơn hẳn “phần còn lại” của thế giới.
Trận đấu đầu tiên trong lịch sử World Cup phải phân xử thắng thua trên loạt sút luân lưu là trận Bán kết World Cup 1982 giữa Tây Đức và Pháp. Sau khi hòa 3-3 ở 120 phút thi đấu, Tây Đức đã giành chiến thắng 5-4 ở chấm 11m trước “Gà trống Gaulois” để lọt vào trận Chung kết.
World Cup 1990 và 2006 là hai kỳ Mondial có số trận thi đấu sút phạt luân lưu nhiều nhất (4 trận). Tiếp sau là Mexico ’86 và USA ’94 (3 trận).
“Xe tăng” Đức được ngợi ca bởi tinh thần thép bởi một phần nhờ vào bản lĩnh trên chấm 11m. Họ là đội duy nhất toàn thắng cả 4 trận phải sử dụng loạt sút luân lưu. Argentina đứng thứ hai với 3 thắng và 1 thua. ĐT Anh chính là đội kém may mắn nhất ở chấm 11m khi thua 3/3 trận. Hai đội Mexico và Romania cũng toàn thua ở chấm 11m nhưng mới chỉ dừng ở con số 2 trận.
Cũng ở chấm sút luân lưu (không tính các quả phạt đền trong giờ đấu chính thức), Tây Đức là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất với 17 lần sút trúng mục tiêu trong khi Thụy Sỹ không thể làm tung lưới đối phương (sút trượt cả 3 quả trong một trận).
Pháp là đội bắt luân lưu kém nhất (16 bàn thua trong 4 trận đá phạt đền) trong khi thủ môn Ukraina đẩy thành công cả 3 quả trong 1 trận phạt đền.
Tổng cộng các kỳ World Cup, các cầu thủ thực hiện 186 quả phạt luân lưu. Nhưng chỉ có 130 lần thành công và đạt tỷ lệ 69,9%. Trong đó, Bỉ và Hàn Quốc sút phạt đền chuẩn nhất (5/5 quả thành công) còn Thụy Sỹ sút dở nhất (0/3 quả thành công).
Thống kê cho thấy, đội nào bốc thăm được đá luân lưu 11m trước, đội đó có đôi chút may mắn hơn. Đã có 11/20 đội đá trước giành chiến thắng (đạt tỷ lệ 55%).
Chỉ có 2 trong 20 trận sút luân lưu phải thực hiện quá 5 lượt đá đầu tiên. Đó là trận giữa Tây Đức- Pháp (1982) và Thụy Điển-Romania (1994).
Thủ môn Sergio Goycoechea (Argentina) là người cản phá thành công nhiều quả sút luân lưu nhất (5 lần). Người gác đền này cản phá 3 quả tại Tứ kết Italia ’90 trong trận gặp Nam Tư cũ và 2 quả tại bán kết với chủ nhà Italia.
Không có một cầu thủ nào được đá luân lưu trong 3 kỳ World Cup nhưng có đến 9 cầu thủ được đối đầu ở chấm luân lưu ở 2 VCK. Đó là Pierre Littbarski (Tây Đức ở năm 1982 và 1986), Manuel Amoros (Pháp ở năm 82 và 86), Andreas Brehme (Tây Đức ở năm 86 và 90), Lothar Matthäus (Tây Đức ở năm 86 và 90), Gheorghe Hagi (Romania ở năm 90 và 94), Ion Lupescu (Romania ở năm 90 và 94), Dunga (Brazil ở năm 94 và 98), Branco (Brazil ở năm 86 và 94),
Roberto Baggio (Italia ở năm 90 và 94).
Châu Âu đang là khu vực nắm giữ kỷ lục về số trận thi đấu với 383 trận trong khi châu Đại Dương mới có vẻn vẹn 10 trận, ít nhất so với các châu lục khác. Và với 182/383 trận thắng (không tính các trận thắng thua bằng sút luân lưu), châu Âu cũng là khu vực có tỷ lệ thắng cao nhất (47,52%).
Đứng ngay sau là Nam Mỹ với 117/248 trận thắng (tỷ lệ 47,18%). Trong khi đó, với 1/10 trận thắng, châu Đại Dương đạt tỷ lệ thắng thấp nhất (10%) trong khi châu Á đạt tỷ lệ 13,89% (thắng 10/72 trận).
Xét về thành tích bất bại, châu Âu vẫn đạt tỷ lệ tốt nhất với 70,76% (không thua 271/383 trận) còn tỷ lệ này ở Nam Mỹ chỉ là 68,95% (bất bại 171/258 trận). Tỷ lệ bất bại thấp nhất vẫn là ở khu vực châu Đại Dương với 30%.
Nếu tính riêng cuộc đối đầu giữa các khu vực thì đương nhiên trận chiến giữa Nam Mỹ và châu Âu là căng thẳng nhất. Trong 197 lần đối đầu giữa đại diện của hai khu vực, Nam Mỹ thắng 81 trận, châu Âu thắng 71 và hai bên hòa 45 trận.
Nam Mỹ cũng là khu vực có số trận thắng áp đảo nhất trước “phần còn lại thế giới”. Bên cạnh thắng châu Âu, họ còn giành thắng lợi 11/18 trận trước châu Phi (hòa 4, thua 3), thắng 8/10 trận trước các đại diện châu Á (hòa 2, thua 0), thắng 15/20 trận trước khu vực CONCACAF (hòa 2 thua 3) và thắng 2/3 trận trước châu Đại Dương (hòa 1, thua 0).
Ngoại trừ thua khu vực Nam Mỹ, châu Âu cũng không mấy khó khăn để áp đảo các khu vực khác. Họ thắng châu Phi 32/63 trận (hòa 18, thua 13), thắng châu Á 32/47 trận (hòa 9, thua 6), thắng 42/70 trận trước khu vực CONCACAF (hòa 16, thua 12) và thắng 5/6 trận trước châu Đại Dương (1 hòa và 0 bại).
Ở cuộc đối đầu giữa các châu lục còn lại, châu Á thắng 3/7 trận trước các đại diện châu Phi (hòa 3, thua 1), thắng 1/1 trận trước châu Đại Dương nhưng chỉ thắng 1/7 trận trước khu vực CONCACAF (hòa 1, thua 5). Song cuộc đối đầu giữa châu Phi và CONCACAF, phần thắng nghiêng về châu Phi với 2/3 trận thắng (hòa 1, thua 0).
Theo Dantri
Một chiến thắng ấn tượng tới 6-0, cùng việc tiền đạo Fernando Torres đã nổ súng ngay ở trận đấu đầu tiên trở lại sau chấn thương, ĐT Tây Ban Nha cho thấy họ đã sẵn sàng hành quân tới Nam Phi với tham vọng chinh phục "giấc mơ vàng" World Cup. Tuy vậy, sẽ là hoàn hảo hơn nếu như trong buổi diễn tập cuối, tiền vệ Iniesta không dính chấn thương.
Dưới góc nhìn thật sự hài hước, tờ Guardian (Anh) đã phác họa hình ảnh cuộc sống hậu World Cup của các ngôi sao.
Các “vũ công Samba” chứng tỏ họ đã sẵn sàng cho chiến dịch chinh phục “ngôi Vua” tại World Cup 2010 khi đè bẹp Tanzania 5-1 trong trận đấu tập dượt cuối cùng. Robinho lập cú đúp còn Kaka cũng có tên trên bảng tỷ số trong chiến thắng đậm đà của Selecao.
Joachim Loew và các học trò đang gánh trên vai một sức ép rất lớn trước thềm World Cup 2010. Thành công trong quá khứ của tuyển Đức (7 lần vào đến trận chung kết và 3 lần lên ngôi vô địch) chính là truyền thống mà Loew và cỗ xe tăng Đức phải duy trì…
Kèn vuvuzela, một trong những biểu tượng của Nam Phi, sẽ không bị cấm trong quãng thời gian diễn ra World Cup 2010, bất chấp những cảnh báo về việc chiếc kèn này có thể gây ra rắc rối cho các cầu thủ cũng như huấn luyện viên.
(HBĐT) - Từ 4 – 6/6, huyện Đà Bắc tổ chức giải Cầu lông các lứa tuổi. Về tham dự giải có 108 VĐV của 20 đơn vị đến từ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị và trường học trên địa bàn huyện.