Hai tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô sẽ được mang tên Trường Sa, Hoàng Sa

Hai tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô sẽ được mang tên Trường Sa, Hoàng Sa

Sáng 3/8, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn năm 2016.

 

Theo đó, sẽ có 26 tuyến đường phố mới được đặt tên, 6 tuyến đường phố được điều chỉnh độ dài và đặt tên một công trình công cộng.

Trong 26 tuyến đường phố được đề nghị đặt tên lần này có 18 đường phố mang tên địa danh, 8 đường phố mang tên danh nhân. 8 danh nhân lựa chọn đề xuất đặt tên chủ yếu là các danh nhân thời hiện đại như: Trần Danh Tuyên, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Lân…

Đáng chú ý, trong số các đường phố mới được đặt tên có: Đường Hoàng Sa (Đông Anh) cho đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Võ Văn Kiệt (đối diện Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung) đến ngã tư chân cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp; dài 4,8 km; rộng 68 m;

Đường Trường Sa (Đông Anh) cho đoạn từ ngã tư giao cắt cầu vượt Võ Nguyên Giáp (thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc) đến chân cầu Đông Trù, xã Đông Hội) dài 7,3 km; rộng 68 m;

Đường Lý Sơn (Long Biên) cho đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía đông nam chân cầu Đông Trù.
 

Các quận có nhiều đường phố mới được đặt, đổi tên gồm: Bắc Từ Liêm với 4 đường phố (Phố Lộc, Mạc Xá, Phúc Minh, Tây Đam); Long Biên với 9 đường phố (Bát Khối, Đồng Dinh, Hội Xá, Kim Quan Thượng, Lý Sơn, Vũ Đức Thận, Trần Danh Tuyên, Chu Huy Mân, Đàm Quang Trung).

HĐND Thành phố cũng quyết nghị điều chỉnh độ dài của 6 tuyến đường, gồm: Phố Tôn Thất Thiệp (quận Ba Đình, Hoàn Kiếm) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 giao cắt phố Lý Nam Đế; Phố Hào Nam (Đống Đa) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 5 giao cắt với các phố Giảng Võ, Cát Linh, Giang Văn Minh; Đường Cổ Linh (Long Biên) cho đoạn từ điểm cuối đường đến nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Phố Kẻ Tạnh (Long Biên) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 đường quy hoạch 12m Khu đô thị Việt Hưng; Phố Lưu Hữu Phước (Nam Từ Liêm) cho đoạn từ cuối phố đến ngã 4 giao cắt với đường Khu đô thị Mỹ Đình I; Phố Triều Khúc (Thanh Trì) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 đường xóm Chùa đi đường Chiến Thắng (Hà Đông).

Một công trình công cộng được đặt tên là cầu Đông Trù (huyện Đông Anh), cây cầu bắc qua sông Đuống có điểm đầu thuộc phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên điểm cuối thuộc địa phận thôn Đông Trù, xã Đông Hội với chiều dài trên 1,1 km, rộng 46-54m. 
 

Trong báo cáo thẩm tra về tờ trình của UBND Thành phố, Ban Văn hóa - Xã hội cho biết, việc đặt tên đường Hoàng Sa và Trường Sa tại Thủ đô Hà Nội đã được Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu và tổ chức thực hiện từ năm 2010. Đây chính là nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước. 

Do vậy, việc lựa chọn những tuyến đường xuyên tâm, đẹp nhất để xứng tầm vóc và thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được khảo sát kỹ lưỡng và toàn diện. Qua nghiên cứu, khảo sát, đến nay các sở, ngành và Hội đồng tư vấn khoa học lựa chọn được hai tuyến đường to, rộng, đẹp, mới hoàn thành và phù hợp để đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa. 

 

 

                                                             Theo

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục