(HBĐT) - Không chỉ bảo ban con cháu trong gia đình, dòng họ gìn giữ gia phong, xây dựng nếp nhà yên ấm, những người có uy tín (NCUT) ở huyện Mai Châu còn đóng vai trò tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cuộc sống cộng đồng dân cư ngày càng tốt đẹp hơn.

Dù đã 97 tuổi, sức khỏe giảm sút nhiều nhưng cụ Hà Thị Cươm không chỉ là chỗ dựa tinh thần của con cháu trong dòng họ mà còn là NCUT trong cộng đồng dân cư ở xóm Nám, xã Xăm Khoè. Đồng chí Hà Văn ước, Phó Chủ tịch UBND xã Xăm Khòe chia sẻ: Khi còn khoẻ, cụ Cươm thường xuyên đến các gia đình vừa để thăm hỏi, trò chuyện, vừa chỉ bảo, răn dạy con cháu trong xóm thấu hiểu đạo lý, không vi phạm pháp luật. Những lời răn dạy đó đã được người trong nhà bảo ban nhau. Người lớn bảo người bé, còn người bé cũng nhìn nhau, theo nhau không làm những việc vi phạm quy ước của xóm, của tổ liên gia gây mất ANTT. Chẳng vậy mà trong nhiều năm liền ở xóm Nám không có người vi phạm pháp luật. Tình hình anh ninh nông thôn luôn được giữ vững, tình làng, nghĩa xóm thường xuyên được củng cố. Không chỉ răn dạy con cháu điều hay, lẽ phải mà cụ Cươm đã trở thành tấm gương sáng trong xóm, xã, thậm chí của cả huyện Mai Châu khi cụ vận động anh em, con cháu và những người trong dòng họ Hà ở Xăm Khoè hiến gần 10.000 m2 đất nghĩa trang của dòng họ để xã xây dựng trường học.

Xuất phát từ việc cụ Cươm nghe con cháu nói chuyện về việc lũ trẻ bỏ trường, bỏ lớp. Nguyên nhân chính là từ chuyện không có đất để xây dựng trường, lớp học. Do vậy, cụ đã bàn bạc với anh em, con cháu trong dòng họ hiến phần lớn diện tích đất nghĩa trang của dòng họ để xã xây dựng trường. Ban đầu dù có nhiều ý kiến phản đối cho rằng làm như thế là trái với đạo lý, trái với phong tục, tập quán từ bao đời của dân tộc. Tuy nhiên khi nghe cụ bảo: "Nếu mình không làm, không có đất xây trường rồi con cháu sẽ bỏ học hết” thì ai cũng thấy rõ những điều phải trái, đồng tình với việc hiến đất để xây dựng trường học...


Dù tuổi cao, sức yếu nhưng cụ Hà Thị Cươm, 97 tuổi là người có uy tín tại xóm Nám, xã Xăm Khòe (Mai Châu) vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần cho con cháu và cộng đồng dân cư. 

Sau khi có mặt bằng từ đất nghĩa trang của dòng họ Hà, xã đã khởi công, đặt nền móng xây dựng khu lớp học mới khang trang, kiên cố với 8 phòng học cùng nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ như thư viện, phòng y tế, phòng lưu trữ đồ dùng dạy học. Với hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, nhà trường đã đảm bảo dạy và học cho gần 200 học sinh là con em trong xã. Cũng nhờ có cơ sở vật chất khang trang đã giúp cán bộ, giáo viên yên tâm công tác; học sinh tích cực rèn luyện, học tập. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học của nhà trường đã từng bước được nâng lên. Từ chỗ thường xuyên đứng ở nhóm cuối của huyện thì từ năm học 2014 đến nay, nhà trường liên tục có học sinh đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 30%, không có học sinh yếu...

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vì Thanh Thoả, Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Mai Châu cho biết: Là địa bàn đặc thù, do vậy, những năm qua, MTTQ huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, thành viên và các cơ quan, đơn vị quán triệt tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy đạt được những kết quả tích cực trong giữ gìn ANTT, góp phần giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong nhân dân. NCUT luôn giữ vai trò là trung tâm đoàn kết cộng đồng dân cư, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Họ cũng là những nhân tố tích cực trong việc khuyên bảo, dạy dỗ, nhắc nhở người trong dòng họ, người trong địa bàn chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời đóng vai trò quan trọng tham gia giải quyết mâu thuẫn nảy sinh tại cơ sở. Trong đó có những việc mà cấp ủy, chính quyền các cấp đã giải quyết trong thời gian dài nhưng chưa triệt để thì thông qua những NCUT đã nhanh chóng được giải quyết như việc tranh chấp đất canh tác; vận động xóa bỏ các tập tục lạc hậu; vận động con cháu không vi phạm pháp luật. Điển hình như các ông: Vàng A Tình, Vàng A Kha, Khà A Dếnh ở xã Hang Kia; Sùng A Lứ, Sùng A Dê, Sùng A Sa ở Pà Cò đã cung cấp hàng chục thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của tội phạm trên địa bàn; tích cực tham gia thuyết phục 16 đối tượng vi phạm pháp luật có quyết định truy nã ra đầu thú; vận động nhân dân giao nộp hơn 400 khẩu súng các loại, vận động 75 người tự nguyện đi cai nghiện.

Mới đây nhất, vào thời điểm cuối năm 2016, những NCUT ở xã Pà Cò như ông Sùng A Sa, Sùng A Vờ đã cùng cấp uỷ, chính quyền lần đầu tiên vận động thành công hộ gia đình có người chết đưa vào quan tài. Đó là hộ ông Sùng A Chừ, xóm Chà Đáy. Sau khi mẹ mất, ông Chừ cho thi thể vào quan tài, không để ngoài, không thực hiện tập tục bón cơm cho người chết. Việc tổ chức tang ma cũng tiến hành nhanh, gọn, không để thi thể người từ trần trong nhà quá 48 tiếng. Tiếp sau đó là gia đình Mùa A Páo, xóm Xà Lĩnh, sau khi có người qua đời, gia đình cũng đã cho vào quan tài. Việc tổ chức tang ma không có cảnh mổ trâu, thịt lợn, ăn uống linh đình. Thấy được những lợi ích từ việc tổ chức tang ma theo nếp sống văn minh, nhiều gia đình từ chỗ để người qua đời treo dây cũng đã hạ xuống cho vào quan tài để đưa đi mai táng.


                                                                                Mạnh Hùng


Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục