(HBĐT) - Người Mường sử dụng mo để thực hành các nghi lễ phổ biến trong đời sống. Có 23 nghi lễ sử dụng mo, chia thành 4 nhóm chính. Đó là nhóm nghi lễ cầu phúc, cầu lộc, nghi lễ gọi linh hồn con người; nghi lễ trừ tà ma, cầu yên, cầu sức và nghi lễ đặc biệt là tang lễ. Như vậy, Mo gắn với cuộc đời một con người ngay từ khi sinh ra trong lễ mụ sinh, lễ vía; cho đến khi dựng vợ, gả chồng là lễ cưới; cầu yên, cầu sức trong lễ cúng ma nhà, ma rừng cho đến khi nằm xuống.


Cán bộ Sở VH-TT&DL kiểm kê túi khót các ông mo trên địa bàn huyện Kim Bôi.

 Trong dòng chảy của nền Văn hóa Hòa Bình trên mảnh đất Mường Hòa Bình, Mo đã được hình thành, có sức sống lâu bền và đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL khẳng định: Mo Mường có những giá trị về nhân văn hết sức đặc sắc. Mo đã tái hiện lịch sử loài người trong phần Mo kể chuyện với các nội dung về đẻ đất, đẻ nước, xin lửa, lấy vợ cho lang Cun Cần... phản ánh về sự phát triển của xã hội loài người, về những sáng tạo của loài người để tạo dựng cuộc sống. Mo Mường cũng chứa đựng dày đặc những bài học về đời sống cộng đồng và xã hội như chuyện kéo cây chu đồng làm nhà, đốt nhà Dịt Dàng, săn muông thú, vườn hoa núi Cối... răn dạy con người về sự đoàn kết, bài học của việc vong ơn, bội nghĩa, kết cục đau khổ của những tình yêu sai trái. Đặc biệt, Mo Mường còn có sức sống lâu bền, bởi đây là một chỉnh thể nguyên hợp về văn hóa dân gian của người Mường bao gồm cả văn học dân gian, diễn xướng dân gian, nghi lễ dân gian chuyển tải nội dung về tri thức dân gian và cách ứng xử của con người.

Mo Mường là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện thiết tha tình yêu cuộc sống, yêu con người, quê hương. Đó là khí phách, cốt cách của con người và mảnh đất Mường Hòa Bình. Mo Mường chính là tính cách, là tâm hồn và đạo nghĩa của dân Mường. Từ quá khứ đến hiện tại, các thế hệ người Mường đã lưu giữ, truyền miệng và phát huy một cách bền vững những giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống, sức lan tỏa sâu rộng của di sản phi vật thể vô cùng quý giá này.

Tuy nhiên, có một thực tế là theo thời gian, di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường đang đứng trước nguy cơ mai một bởi sự du nhập của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh hiện có 241 ông Mo uy tín. Đây là "kho tư liệu sống” có giá trị đặc biệt quan trọng trong khai thác và tổng hợp bài bản các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của Mo Mường.

Tâm tư cùng chúng tôi, ông Mo Bùi Văn Kệng (xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi) trăn trở: So với trước kia, số lượng ông Mo giảm đi rất nhiều; nội dung Mo cũng được giảm lược cho phù hợp. Các thầy Mo bây giờ đa phần đã nhiều tuổi, muốn truyền nghề rất khó vì người trẻ không theo được hoặc không đam mê. Vì thế nên chúng tôi mong các ngành chức năng kiểm kê, sưu tầm, ghi chép lại Mo Mường một cách đầy đủ để lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau”.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Mường nói chung, Mo Mường nói riêng, đầu năm 2017, bộ chữ Mường đã được công bố. Sở GD&ĐT cũng đã xây dựng đề án lựa chọn nội dung di sản văn hóa Mo Mường giảng dạy trong trường phổ thông; Sở VH-TT&DL triển khai xây dựng đề án "Bảo tồn Mo Mường Hòa Bình”... Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh đang triển khai biên tập tái bản sách Mo Mường theo bộ chữ mới, từng bước xây dựng hồ sơ khoa học Mo Mường, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn tại chỗ những giá trị tốt đẹp của di sản Mo Mường.

Đồng chí Giám đốc Sở VH-TT&DL khẳng định: Việc đề nghị UNESSCO công nhận Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ tránh cho di sản văn hóa bị biến thái và xây dựng được chiến lược bảo tồn giá trị văn hóa, di sản văn hóa quý giá. Đồng thời nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về giá trị di sản của văn hóa, làm cho di sản văn hóa trở thành tài sản của dân tộc. Việc di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ nâng cao tầm vóc và vị thế của dân tộc Mường, buộc chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành việc bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của di sản.

 

                                                                                  Dương Liễu

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục