Chương trình giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga được tổ chức vào ngày 29/10/2017 tại Hà Nội.

Để kỷ niệm "100 năm Cách mạng tháng Mười Nga” và nêu bật ảnh hưởng sâu sắc của sự kiện mang tầm vóc nhân loại đó đối với cách mạng Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa- Khoa học Nga tại Hà Nội tổ chức đêm giao lưu- nghệ thuật với chủ đề "Vang mãi bài ca tháng Mười”.

 

 Đêm giao lưu- nghệ thuật được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô– một công trình văn hóa do nhân dân Nga và các dân tộc trong Liên bang Xô viết trước đây trao tặng cho Việt Nam. Chương trình gồm những phóng sự, những cuộc phỏng vấn ý nghĩa, đầy bất ngờ, gây xúc động và các tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ Nga và Việt Nam biểu diễn.

Khách mời của chương trình là các nhân chứng lịch sử của tình hữu nghị Việt – Nga; biểu trưng cho mối quan hệ hữu nghị bền chặt, sự giúp đỡ quý báu về quân sự, kinh tế, giao lưu văn hóa và tình cảm chân thành, tha thiết giữa những tâm hồn, tính cách Nga và Việt Nam. Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay là cái nôi đào tạo ra rất nhiều thế hệ các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các tướng lĩnh quân sự, trí thức, nghệ sỹ… Trên tất cả các lĩnh vực cần thiết cho công cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam; hàng ngàn, hàng vạn sinh viên được đào tạo tại quê hương Cách mạng tháng Mười đã về nước và trở thành nhân tố quan trọng, nguồn sinh lực vô giá cho Việt Nam bảo vệ và xây dựng đất nước. Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn”, nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ những tình cảm tốt đẹp ấy của nhân dân Liên Xô và nước Nga.

Khán thính giả sẽ được nghe, xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc, những ca khúc Nga được công chúng ưa thích như: Giã biệt em gái Slavơ, Từ Razlip đến Pắc Bó, Tình ca thảo nguyên, "Ôi-xa” hỡi chiến binh, Đôi bờ, Kachiusa, Chiều Matxcova, Bước ra cánh đồng ban đêm cùng chiến mã, Nụ cười... Các tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ Nga của Dàn đồng ca Cô-dắc Matxcova cùng các nghệ sĩ Việt Nam: NSND Quang Thọ, NSND Thái Bải, NSUT Quốc Hưng, NSUT Đăng Dương, NSUT Việt Hoàn, các ca sĩ Hoàng Tùng, Đăng Thuật, Thu Lan, Hiền Anh, Bùi Thu Huyền, CLB thiếu nhi Linh An... biểu diễn.

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên các kênh phát thanh- truyền hình của VOV như: VOV3, VTC1, VOVTV vào 20h ngày 29/10/2017./. 

                                                Theo VOV.VN

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục