(HBĐT) - Tiếng ping… pồng… ping… vang khắp núi rừng báo hiệu lễ hội khai mùa Mường Thàng (Cao Phong) bắt đầu. Các mế, các mẹ, những thiếu nữ diện trang phục rực rỡ sắc màu tham gia đánh chiêng khai hội. Tiếng chiêng trầm bổng hối thúc mọi người khắp nơi tụ hội về tham dự lễ hội khai mùa Mường Thàng.


Đội chiêng xã Dũng Phong (Cao Phong) tập luyện để trình diễn tại lễ hội khai mùa Mường Thàng.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, tiếng chiêng không vang lên thì không bắt đầu được lễ hội. Từ trong mỗi gia đình nhỏ, chiêng bước ra hội. Hàng năm, cứ vào mùng tháng giêng, tiếng chiêng bắt đầu vang lên báo hiệu lễ hội khai mùa Mường Thàng. Dàn chiêng biểu diễn tại lễ hội khai mùa lên tới 250 tay chiêng với những bài chiêng cổ truyền thống thể hiện mong ước một năm mới mùa màng bội thu; cuộc sống yên vui, hạnh phúc… Trong thời gian qua, xã Dũng Phong luôn quan tâm bảo tồn chiêng Mường bằng việc truyền dạy chiêng cho thế hệ trẻ; bảo tồn qua các lễ hội truyền thống, sự kiện lớn của địa phương đều có màn trình diễn chiêng Mường. Toàn xã có khoảng 400 chiêng với nhiều tay chiêng chuyên nghiệp được tham gia trình diễn tại các lễ hội lớn của huyện, của tỉnh.

Tại huyện Cao Phong diễn ra nhiều lễ hội lớn như: khai mùa Mường Thàng, lễ hội đền Bờ, lễ hội chùa Khánh… Tất cả các lễ hội lớn, nhỏ đều có màn trình diễn chiêng. Tiếng chiêng vang vọng mở đầu khai hội và trầm lắng khi kết thúc lễ hội. Vào ngày mùng 6 tháng giêng, người dân xã Xuân Phong lại nô nức tham gia lễ hội xuống đồng. Theo phong tục, lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu bằng nghi thức rước Phật từ nhà ông Khãi ra chùa Rú (xóm Rú 6). Đám rước đi đầu là thầy mo, tiếp theo là dàn chiêng được lựa chọn là những nghệ nhân chiêng chuyên nghiệp, mặc trang phục đẹp biểu diễn. Tiếng chiêng vang vọng vào núi rừng, lan tỏa đến từng xóm. Tiếng chiêng trầm bổng, ngân vang thể hiện niềm vui của một năm sản xuất thành công, nhà nhà no ấm, xóm làng bình yên.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Huy, Phó Giám đốc Trung tâm VH - TT huyện Cao Phong cho biết: Người Mường Thàng coi chiêng là vật báu. Chiêng như máu thịt, như tâm hồn được hun đúc qua mấy nghìn năm. Một dàn chiêng có từ 4, 5, 7, 9 chiếc. Bộ hoàn chỉnh có 12 chiếc, chia đều làm 3 bộ (chiêng dàm, chiêng bồng, chiêng tle). Ngoài ý nghĩa âm nhạc, chiêng còn biểu hiện cho 12 tháng trong năm. Chiêng Mường gắn bó với mỗi con người từ khi cất tiếng khóc chào đời, với cộng đồng; những lễ hội truyền thống của người Mường Thàng không thể thiếu tiếng chiêng mở đầu khai hội. Người Mường quan niệm, chiêng cũng có linh hồn. Mỗi dịp đầu năm mới, trước khi vào hội, người Mường thường phải làm nghi thức đánh thức chiêng dạy để hồn chiêng khỏi ngủ quên. Có như vậy tiếng chiêng mới vang xa, mang lại niềm vui. Những người cao niên sẽ làm động tác xoa vào núm chiêng đến khi chiêng phát ra âm thanh. âm thanh từ nhỏ đến to dần và vang vọng lại.

Tại huyện Cao Phong, xã nào cũng có đội trình tấu chiêng Mường. Sau những giờ lao động vất vả, mọi người lại hội tụ về nhà văn hóa xóm, xã để tập luyện những bài chiêng truyền thống. Các cụ thì dạy trẻ nhỏ cách đánh chiêng. Cứ vậy thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, tiếng chiêng vang vọng theo thời gian. Huyện Cao Phong có nhiều cuộc trình diễn chiêng Mường tại các lễ hội lên tới hàng trăm tay chiêng. Toàn huyện có khoảng 20 đội chiêng, khoảng 3.000 chiếc chiêng với 20 tay chiêng đánh được các làn điệu chiêng cổ. Trong đó, Xuân Phong và Dũng Phong là 2 xã có số lượng chiêng nhiều nhất với 800 chiếc.

Bùi Thu

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục