(HBĐT) - Những năm qua, công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích và trong lễ hội cũng như hoạt động du lịch luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn quan tâm thực hiện, đảm bảo các lễ hội trên địa bàn diễn ra vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.


Hàng năm, lễ hội đình làng Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui tươi, lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hiện nay, huyện Lương Sơn có 44 di tích, bao gồm 9 di tích thắng cảnh, 1 di tích lịch sử cách mạng, 29 di tích lịch sử văn hóa và 5 di tích khảo cổ. Trong đó 13 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tồn tại cùng các di tích lịch sử là kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú bao gồm những lễ hội truyền thống đặc sắc. Theo thống kê, huyện Lương Sơn có khoảng 20 lễ hội cấp thôn, làng được tổ chức hàng năm. Cùng với việc phục dựng và bảo tồn những nét đẹp truyền thống của các lễ hội, công tác quản lý và tổ chức lễ hội luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn quan tâm chỉ đạo và đạt được những chuyển biến tích cực. Hàng năm, đặc biệt là vào mùa xuân, các lễ hội trên địa bàn được tổ chức trang trọng với các hoạt động văn hóa lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, quy tụ những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, phù hợp với tính chất, đặc điểm lịch sử của di tích và thuần phong mỹ tục của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích và trong lễ hội cũng như hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lương Sơn còn những tồn tại, hạn chế như: Một số ít lễ hội ở các thôn, làng diễn ra song vẫn chưa có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ về công tác tổ chức của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nắm bắt được nhu cầu thờ cúng, tâm linh của người dân trên địa bàn nhiều nên một số phần tử bên ngoài đã kích động người dân xây dựng đền, miếu, đưa tượng thờ vào xây dựng trái phép. Đối với vấn đề ANTT, phòng - chống cháy nổ tại các di tích, lễ hội, khu du lịch còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh ở một số di tích và trong lễ hội có nơi chưa thực sự tốt…

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện Lương Sơn cho biết: Các cơ quan chuyên môn đã tích cực tham mưu cho huyện thực hiện và chỉ đạo cơ sở làm tốt công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích, lễ hội hoạt động du lịch trên địa bàn huyện từ việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển du lịch; Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý các di tích đến xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện nếp sống minh trong lễ hội. Các ban, ngành, đoàn thể huyện, xã phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích, lễ hội cũng như hoạt động du lịch; tổ chức tuyên truyền, cổ động, quảng bá các hoạt động của lễ hội; kiểm tra và quản lý chặt chẽ các dịch vụ văn hoá diễn ra trong lễ hội, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, các hoạt động mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng - chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải kịp thời trước, trong và sau lễ hội. Việc tổ chức lễ hội phải phù hợp với tính chất, đặc điểm lịch sử của di tích, phù hợp với thuần phong mỹ tục và tình hình KT-XH của mỗi địa phương. Các nghi lễ, nghi thức trong lễ hội được tiến hành trang trọng trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp. Phần hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, đa dạng về hình thức, phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội; khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, cờ bạc, trò chơi mang tính cờ bạc trá hình…

Với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, công tác tổ chức, quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích và trong lễ hội, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lương Sơn từng bước khắc phục hạn chế, tồn tại để các hoạt động này diễn ra thực sự an toàn, nghiêm túc, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của người dân, tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong những ngày đầu xuân, góp phần quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương đến với du khách thập phương.

Trần Trang (Đài Lương Sơn)

 

 



Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục