Nằm ở khu vực biển Bãi Dài, giữa đoạn đường từ Nha Trang đến sân bay Cam Ranh, cách Nha Trang khoảng 32 km về hướng nam và cách sân bay Cam Ranh chừng 28 km về hướng bắc; từ Nha Trang đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma phải vượt qua một ngọn đèo dài 7 km. Lên đến đỉnh đèo sẽ thấy một bên là biển cả, một bên là núi đá, đường quanh co uốn lượn, thỉnh thoảng có đám mây bay phủ trên đầu. Nhìn ra hướng đông, những hòn đảo lớn, nhỏ trùng trùng điệp điệp, sương khói mờ ảo. Vượt qua ngọn đèo, đi thêm chừng hơn 800m nữa là đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Cụm kiến trúc tượng đài chiến sĩ Gạc Ma nằm trên đỉnh đồi, uy nghiêm và tráng lệ...


Một góc Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Từ dưới Quảng trường Khu tưởng niệm, bước lên 88 bậc sẽ đến tượng đài. Đó là bức tượng cao 12m (chưa tính đế), bề ngang 12 m, bán kính 7 m. Với chủ đề: "Những người nằm lại phía chân trời” lấy cảm hứng từ hình ảnh 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988. Những ý tưởng được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật, điêu khắc sinh động và đầy ấn tượng như: Vòng cung mặt trời nhô lên khỏi mặt biển từ chân trời xa xôi, nơi được đánh dấu phần lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam bằng những hòn đảo lớn nhỏ, có cả đảo chìm và đảo nổi.

Cụm chín nhân vật đại diện cho 64 chiến sĩ ở tư thế giương cao lá cờ Tổ quốc trước lúc hy sinh. Các anh ở tư thế trong tay không một tấc vũ khí mà chỉ có cuốc, xẻng, búa, rìu làm nhiệm vụ múc cát, đá, sỏi để nâng cao mặt đảo, thường xuyên nước ngập nửa người để làm nhiệm vụ. Khi bị quân thù bao vây, các anh chỉ còn cách quây tròn lại, tựa lưng vào nhau giương cao và bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc. Hình tượng quây lại, nắm tay nhau bảo vệ lá cờ Tổ quốc đã tạo thành biểu tượng "Vòng tròn bất tử”, một hình ảnh vô cùng sinh động đọng lại trong lòng mọi người.

Mỗi nhân vật là một tư thế, một gương mặt thể hiện quyết tâm chiến đấu đến cùng bảo vệ chủ quyền biển, đảo, hướng về Tổ quốc trước lúc hy sinh. Toàn bộ khối tượng nằm trên bệ, chung quanh là nước, là biểu tượng của biển, đảo Trường Sa, thể hiện sự ác liệt của cuộc chiến đấu, đồng thời, cũng làm nổi bật tinh thần bất khuất của các chiến sĩ ta trong trận chiến này.

Ngoài khu tượng đài chiến sĩ Gạc Ma, ở đây còn có nhiều khu khác như: Khu trưng bày ngầm, mộ gió và quảng trường Hòa Bình, Con đường hoài niệm...; quần thể công trình có tổng diện tích 45.318 m2, khởi công ngày 15-3-2015 và khánh thành giai đoạn I vào ngày 15-7-2017, đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017). Điều đặc biệt, kinh phí xây dựng không phải từ ngân sách nhà nước mà là từ sự ủng hộ của nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vận động.

Trong quyển sổ vàng lưu niệm, có thể đọc được những dòng cảm tưởng qua những câu thơ mộc mạc, đầy cảm xúc của du khách: "Chúng con về đây để ngước nhìn/ Vòng tròn bất tử hóa uy linh/ 64 ngọn cờ thiêng liêng đó/ Tổ quốc khơi xa quyết giữ gìn/ Chúng con về đây tỏ chút tình/ Với người anh dũng đã hy sinh/ Để học nơi anh lòng bất khuất/ Mà quyết dựng xây đất nước mình...”.

Mặc dù mới khánh thành được gần một năm, nhưng hằng ngày, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma luôn có đông đảo người dân địa phương cũng như du khách phương xa đến thắp hương, tưởng niệm, có ngày hơn 1.000 lượt. Đó là một công trình kiến trúc đẹp, một địa chỉ tâm linh giàu ý nghĩa.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục