Từ ngày 15 đến 17-6, tại số 93 Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bảo tàng gốm sứ Việt Nam phối hợp làng nghề tranh dân gian Kim Hoàng và các đơn vị tổ chức sự kiện "Cùng bé sáng tạo khám phá tranh dân gian Kim Hoàng”.


                            Các bạn nhỏ khám phá tranh Kim Hoàng. (Ảnh: Thu Hòa)

Kim Hoàng một trong ba dòng tranh lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm: Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ. Tranh Kim Hoàng phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Làng Kim Hoàng vốn là sự hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng. Năm 1701, hai làng này đã dựng đình chung và lấy mốc thời gian này làm sự khởi đầu của nghề in tranh. Làng nghề này đến đầu thế kỷ XX gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Năm 2015, làng tranh Kim Hoàng bắt đầu được phục dựng nhờ sự nỗ lực của một nhóm các họa sĩ và các nghệ nhân xưa. Đây là một trong những dòng tranh chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa của người Việt từ kỹ thuật đến nghệ thuật.

Trong khuôn khổ chương trình "Cùng bé sáng tạo, khám phá tranh dân gian Kim Hoàng sẽ có hàng loạt nội dung như: Giới thiệu về lịch sử, nghệ thuật, kỹ thuật, các bản khắc, các mẫu tranh dân gian Kim Hoàng… Tham gia sự kiện, các em nhỏ sẽ được in tranh, trải nghiệm vẽ tranh cùng với nghệ nhân Kim Hoàng và các giảng viên, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động tô tranh dân gian Kim Hoàng, vẽ trên quạt giấy, vẽ trên túi giấy, vẽ mặt nạ truyền thống...

Được tổ chức trong không gian đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm vào kỳ nghỉ hè, ban tổ chức hy vọng sẽ góp phần đưa di sản tranh dân gian gần gũi với các bạn trẻ, giúp các bạn gắn bó hơn với nghệ thuật truyền thống.

 

                      TheoNhandan.com.vn

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục