(HBĐT) - 13 năm trước, trong chuyến công tác về xã Hương Nhượng (Lạc Sơn), tôi được cán bộ Phòng VH -TT huyện và cán bộ xã đưa đi cơ sở, thăm các mô hình, KDC văn hoá. Đó cũng là lần đầu tiên tôi biết đến cái tên Bùi Huy Vọng qua lời giới thiệu của những người con quê hương Mường Vang. Câu chuyện kể về một người con đất Mường yêu văn hoá Mường, tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm và am hiểu về văn hoá dân gian Mường (hiện nay ông là UV BCH Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh).


Ông Bùi Huy Vọng miệt mài với công việc nghiên cứu văn hóa dân gian.

Ngôi nhà sàn truyền thống, không gian văn hóa đậm bản sắc và những con người chân chất, bình dị là nơi nuôi dưỡng ông Bùi Huy Vọng trưởng thành và thực hiện được những ước mơ đẹp của mình. Những bài viết của ông đăng tải trên các báo của tỉnh và Trung ương; những công trình nghiên cứu, đề tài khoa học được ông thực hiện bằng tâm huyết, trách nhiệm không chỉ được công nhận, khen thưởng mà còn là tài sản vô giá dành cho những người con Mường Vang nói riêng và đất Mường Hoà Bình nói chung.

ông Vọng chia sẻ: "Năm 2008, tôi tham gia đề tài nghiên cứu "Bản sắc văn hoá Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay”; tham gia đóng góp vào chuyên đề: Nghề dệt cổ truyền Mường và xu thế biến đổi hiện nay; năm 2012, tham gia chuyên đề: "Các thủ pháp diễn xướng mo Mường và phân loại mo Mường từ góc độ nghệ thuật diễn xướng”. Đây là đề tài cấp Bộ về nghệ thuật diễn xướng mo Mường của Viện nghiên cứu Văn hoá thuộc Viện KH -XH Việt Nam”. Các đề tài của ông không chỉ được công nhận và có ý nghĩa, giá trị sâu sắc đối với văn hoá Mường của tỉnh mà còn tạo điều kiện để văn hoá dân gian Mường được lưu giữ và phát huy giá trị trong thời kỳ mới.

Xem bản danh sách những việc, công trình, đề tài nghiên cứu ông đã, đang thực hiện và dự định, ước mơ ông ấp ủ, xây đắp mà thực sự cảm phục một con người làm việc không mệt mỏi cho mục đích cao cả, ý nghĩa. Với vai trò là văn nghệ sĩ, người sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị tốt đẹp của văn hóa Mường, ông đã thực hiện cùng lúc nhiều công việc: Tham gia cùng các cơ quan chức năng sưu tầm, khảo cứu, phục dựng các di sản văn hóa Mường đặc sắc (lễ hội đình Khênh, lễ hội Đu Vôi...) ở huyện Lạc Sơn; tham gia thực hiện biên dịch trang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử; tham gia phản biện trong các Hội đồng khoa học do tỉnh thành lập. Cùng với đó, ông đã viết các công trình: Tục thờ cây Si của người Mường (đã in thành sách); khảo sát tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần bảo trợ tại nhà của người Mường (bản thảo đã hoàn thành); lịch Thẻ Tre và lịch Rùa của người Mường (đang thực hiện). Ngoài ra, ông còn tham gia các đề tài khoa học: "Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy - học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Viện Ngôn ngữ học chủ trì; tham gia viết "Địa chí Hòa Bình”; thực hiện đề tài "ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài thông qua phương tiện truyền thông mới đến xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” do Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam chủ trì. Đặc biệt trong năm 2017, ông đã được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các công trình: Phong tục làm Chay - Tập I: Tục làm Chay 7 cờ của người Mường (phần do Mỡi làm chủ tế) Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 2011; cụm tác phẩn công trình, sách: Tang lễ cổ truyền của người Mường - 3 tập. Đây là bộ 3 công trình sưu tầm khảo tả công phu về di sản văn hóa đặc biệt của người Mường. Các công trình được Hội đồng khoa học cấp tỉnh, cấp bộ và Nhà nước đánh giá cao với hơn 90% số phiếu đánh giá.

Trong năm 2017, ông được các cấp, hội chuyên ngành khen thưởng: Giải ba B Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho công trình "Khảo sát tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần bảo trợ tại nhà của người Mường; giấy khen do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh trao tặng vì thành tích xuất sắc trong công tác năm 2016. Đầu năm 2018, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen "Đã có những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật của tỉnh, góp phần gìn giữ và tôn vinh văn hóa dân tộc Mường”…

                                                                                                   H.D

Các tin khác


Quốc Cơ và Quốc Nghiệp - cảm hứng Việt Nam tại Britain’s Got Talent

Không phải là giành được giải thưởng trong đêm Chung kết cuộc thi Britain’s Got Talent 2018 hay sự thán phục của khán giả quốc tế đối với tài năng và công sức tập luyện, điều khiến hai nghệ sỹ xiếc Việt Nam Quốc Cơ, Quốc Nghiệp thực sự tự hào là thông qua một sân khấu lớn như cuộc thi tìm kiếm tài năng của nước Anh có thể quảng bá tinh thần và giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

Điểm đến hấp dẫn, lý thú cho trẻ trong dịp hè

(HBĐT)-Tọa lạc trên khu đất rộng, khuôn viên đẹp với vị trí thuận lợi, Trung tâm hoạt động thanh - thiếu niên tỉnh đã và đang là điểm đến bổ ích, lý thú của thanh, thiếu niên trong tỉnh và địa bàn thành phố Hòa Bình, nhất là vào dịp hè với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý cơ sở lưu trú và kỹ năng nghề du lịch năm 2018.

(HBĐT) - Ngày 1/6, Sở VH,TT&DL tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý cơ sở lưu trú và kỹ năng nghề du lịch năm 2018.

Điểm lại những cuốn sách thiếu nhi thu hút sự chú ý nhất của độc giả

Theo thống kê của một số đơn vị phát hành (Tiki, Fahasa…), những cuốn sách thiếu nhi thu hút sự chú ý của độc giả nhất (trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018) đều là những tựa sách văn học thế giới đã quen thuộc.

Triển khai bộ gõ và tài liệu học chữ Mường

(HBĐT) - Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở VH - TT&DL đã tổ chức hội nghị tập huấn triển khai sử dụng bộ gõ và tài liệu học chữ Mường. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, lãnh đạo UBND, Ban Tuyên giáo, phòng VH – TT các huyện, thành phố và các cơ quan báo chí, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

Bộ tứ Sông Hồng và Tùng Dương: Cuộc gặp gỡ đương đại

Thương hiệu "Bộ tứ sông Hồng” được hâm nóng nhân đêm nhạc bốn tác giả Trần Tiến, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương, Dương Thụ của Tùng Dương với khách mời Hà Trần, Bằng Kiều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục