Mờ sáng mùng 5-5 (Âm lịch), gia đình chị Lê Thị Tý (phường Cẩm Châu, TP Hội An, Quảng Nam) vớt ra mẻ bánh ú tro cuối cùng để giao cho các bạn hàng kịp bán cho người dân mua về cúng dịp Tết Đoan Ngọ.

Chị lê Thị Tý (bìa phải) cùng mọi người gói bánh.

Năm nào cũng vậy, bắt đầu từ mùng 2-5 (Âm lịch), lò bánh ú tro của nhà chị lại tấp nập người đến phụ gói bánh. Mỗi người một việc, từ vuốt (vo) nếp, ngâm tro, cắt lá, làm nhân, gói bánh… Chị Tý chia sẻ: "Nghề làm bánh ú của nhà chị đã được ba đời, từ ông bà truyền cho ba mẹ và giờ đến chị. Mỗi năm gia đình chị chỉ làm trong ba ngày từ mùng 2 đến mùng 4 tháng 5 Âm lịch”.

Bánh ú tro được chị chuẩn bị công phu, lá để gói là lá kè (lá cây đót) đặt mua từ huyện Phước Sơn được luộc qua, cắt gọn. Dây buộc bánh từ sợi lác ở Cẩm Kim phơi khô. Tro ngâm với vôi lọc sạch lấy nước, sau đó dùng nước để ngâm với nếp đã được vuốt sạch, để ráo. Nếp ngâm có mầu hơi ngả vàng, được dùng để gói bánh ú. Có hai loại bánh có nhân (thêm đậu xanh) và không nhân. Bánh được nấu trong sáu tiếng thì chín.

Cô Dư Thị Anh (64 tuổi), mọi người gọi thân mật là cô Năm vừa thoăn thoắt tay gói bánh vừa kể, cô biết gói từ lúc nhỏ, thường theo mẹ đi gói bánh, đến giờ cũng đã gần 40 năm. Mỗi năm cô lại cùng các chị em trong phường ghé nhà chị Tý để phụ gói bánh. Công việc bắt đầu từ 0 giờ hoặc một, hai giờ sáng cho đến tầm quá trưa khi đã hết nếp thì nghỉ để kịp nấu bánh. Trong ba ngày, cô gói được tầm 5.000 bánh, thu nhập hơn một triệu đồng.

Tính chung, cả gia đình và người làm phụ, lò bánh ú của chị Lê Thị Tý có mười người. Năm nay, chị gói 30 nghìn bánh trong ba ngày để giao cho các bạn hàng ở chợ Hội An và xuất đi Đà Nẵng. Trừ hết chi phí, chị thu nhập được bảy đến tám triệu đồng.

Vừa ghé lò bánh mua về 50 chiếc bánh ú tro, chị Phan Thị Tố Yên chia sẻ: "Năm nào cũng thế, vào dịp Tết Đoan Ngọ, tôi cũng ghé mua bánh ú về, cùng với hoa, trái cây và đồ ăn, mỗi thứ một ít để có đủ vị cúng tổ tiên với mong muốn mọi thứ được đủ đầy, êm ấm”.

Bánh ú tro sau khi luộc chín, ăn vào vừa dai dai, vừa giòn giòn, mọi người thường ăn với đường để đậm vị. Theo chị Tý, ngày chị còn nhỏ, cả phố ở Hội An nhà nào cũng làm bánh ú tro để bán, nhưng giờ mọi người đều đã bỏ nghề gần hết. Đối với chị, làm bánh ú tro không chỉ bởi có thu nhập, mà bởi đây là nghề truyền thống của gia đình, nên cứ đến dịp chị lại làm bánh và cùng với chị em trong phường rộn rã với nhau ba ngày, vừa để nhớ lại những nếp xưa của phố cổ…

 

Công đoạn cắt lá cũng cần sự tỉ mỉ.

 

Cô Năm giới thiệu bánh ú tro đã được nấu chín.

 

 

               TheoNhandan

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục