(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ vào ngày 26 tháng 10 âm lịch, người dân Mường Rậm, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy tổ chức Tết cơm đe theo truyền thống.

 

Trong một năm, người Mường Rậm, xã Lạc Thịnh thường tổ chức ăn 3 cái tết, đó là tết Cổ truyền dân tộc, tết Độc Lập 2-9 và Tết cơm đe. Trong 3 cái tết thì tết cơm Đe được người Mường Rậm coi trọng và tổ chức trang trọng và linh đình không kém gì ngày Tết Nguyên đán. Những ngày này, con cháu của làng dù đi làm ăn, sinh sống ở đâu cũng đều cố gắng thu xếp công việc, kịp về đông đủ. Năm nay, không khí đón Tết cơm đe của người Mường Rậm, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy như vui tươi hơn, phấn khởi hơn, người người, nhà nhà đều háo hức, phấn khởi đón tết Đe trong cái ấm áp của nắng thu.


Đây là một cái Tết độc đáo của người dân Mường Rậm, vì chỉ duy nhất người dân ở Lạc Thịnh mới tổ chức Tết cơm đe. Trên mâm cúng Tết bao giờ cũng phải có quả đu đủ luộc, quả mướp đồ, măng giang tươi luộc hoặc đồ bên cạnh món vừng rang dã mịn, không cho muối hoặc bất kỳ gia vị nào khác. Đặc biệt không thể thiếu món cơm đe. Cơm đe được đồ bằng gạo nếp, sau đó trộn ủ với men bằng lá cây rừng. Đây là thứ quan trọng nhất trong mâm cúng Tết cơm đe.

Nghi thức làm Tết đe thường được các gia đình làm từ chiều hôm 25 hoặc sáng ngày 26 khi chưa có ánh nắng mặt trời. Vì theo quan niệm của người Mường Rậm, lúc tinh mơ là khoảng thời gian linh thiêng và mát mẻ nhất. Mâm lễ dâng lên ông bà, tổ tiên được đặt chính giữa hướng ngôi nhà sàn. Tùy theo hoàn cảnh từng gia đình mà mâm cúng, đồ cúng có khác nhau, nhưng các vật phẩm như cơm đe, măng luộc, đu đủ luộc, vừng dã nhỏ không có muối là không thể thiếu. Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển, sau khi cúng cơm chay dâng lên tổ tiên, các gia đình còn tổ chức cúng đồ mặn như cá nướng, lợn thui, rau đồ…. Chủ nhà có thể mời thầy mo có uy tín trong làng đến cúng hoặc tự cúng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật tốt tươi, con người khỏe mạnh. Sau lễ cũng là lúc cả gia đình cùng ngồi quây quần bên mâm cỗ Tết đe, hưởng lộc. Sáng  26 tháng 10 âm lịch là anh em, bạn bè thân thích gần xa đến để chung vui cùng với gia chủ. Mỗi người đều thưởng thức một chút cơm đe để lấy may mắn, mạnh khỏe.

Điều đó dã trở thành nét văn hóa không thể thiếu được của người dân mường Rậm Ngày nay, khi cuộc sống đã ấm no, hạnh phúc hơn, người dân mường Rậm càng coi trọng tết cơm Đe hơn và luôn coi đó là nét đẹp văn hóa đáng tự hào.

Tết cơm đe theo các cụ cao niên trong làng kể lại rằng : Ngày xưa, có một vị tướng đem quân đi đánh giặc. Nhưng trận ấy ông chẳng may bị thua, ông cùng đoàn tùy tùng vượt qua núi rừng chạy về vùng Yên Thủy. Đến khu vực xã Lạc Thịnh thì trời đã chuyển sang ngày 26 tháng 10 (âm lịch). Vừa bị đau, vừa đói, vị tướng đã gõ cửa nhà một người dân tộc Mường ở đây xin nghỉ lại. Vì nhà nghèo không có lương thực dự trữ, chủ nhà đành luộc bí xanh, đu đủ và vài con măng giang đang chỏng chơ trong góc bếp nhà sàn để vị tướng và tùy tùng ăn cho qua bữa. Đang ăn những thứ đó với vừng rang giã nhỏ không có muối (bởi ngày xưa muối trên miền núi rất hiếm) thì chủ nhà chợt nhớ ra là còn có ít cơm Đe đang ủ, chuẩn bị nấu rượu dùng vào dịp Tết Nguyên đán, vội lấy ra mời vị tướng. Nó không còn là cơm nữa, nhưng cũng chưa phải là rượu, xưa nay người dân ở Lạc Thịnh không ai ăn. Sáng hôm sau, trước khi đi, cảm kích trước tấm lòng của người dân ở đây và thương dân nghèo đói, vị tướng đã lập đàn cúng thần cầu mưa. Thật linh thiêng, vị tướng cúng xong thì trời đổ mưa, dân làng ai cũng vui mừng khôn xiết. Biết ơn vị tướng, hàng năm cứ đúng ngày 26/10 (âm lịch) người dân ở đây lại tổ chức Tết cơm Đe. Vật cúng trong mâm chính là những thứ mà vị tướng trước kia đã ăn, nhất là món cơm Đe là thứ không thể thiếu. Và cũng thật ngẫu nhiên, cứ đúng vào dịp 26/10 (âm lịch) hằng năm thì ở vùng Mường Rậm trời lại đổ cơn mưa, không to thì nhỏ, làm cho không khí ngày Tết cơm Đe càng thêm dư vị.

Vậy là một tết đe nữa lại về, theo quan sát của chúng tôi, tết đe năm nay rất ấm cúng vui tươi, nhà nhà người người đều hồ hởi phấn khởi bởi tiết trời năm nay có ưu ái hơn mọi năm đó là nắng mùa đông mang lại không khí ấm áp, tốt lành. Không quá lạnh và không mưa như mọi năm. Điều này hy vọng sẽ mang lại một năm may mắn, bình an trong làm ăn của người dân Mường Rậm xã Lạc Thịnh huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình. Đây là một nét văn hóa cần được bảo tồn và phát huy./.


                                                                                        Xuân Thiên (Đài Yên Thủy) 


Các tin khác


Hội nghị cộng tác viên Báo Hòa Bình năm 2018

(HBĐT) - Ngày 26/11, Ban biên tập Báo Hòa Bình tổ chức hội nghị cộng tác viên năm 2018. Đến dự có gần 20 cộng tác viên, thông tin viên tiêu biểu của Báo Hòa Bình.

Tín hiệu vui về nghệ thuật hát xẩm

Sau bao thăng trầm và ít nhiều bị mai một, thất truyền, hát xẩm đang dần được khôi phục bởi những tấm lòng nhiệt huyết và đam mê với nghệ thuật truyền thống. Từ một loại hình diễn xướng dân gian phổ biến nơi đông người qua lại như bến sông, hè đường, góc chợ… và là phương tiện cho không ít người khiếm thị mưu sinh, xẩm đã lên sân khấu trong các chương trình nghệ thuật, phục vụ khách du lịch.

Lan tỏa phong trào xây dựng gia đình văn hóa tại xã Yên Nghiệp

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đến thăm xóm Mai Sơn, được chứng kiến không khí nghiêm túc của người dân bình xét gia đình văn hóa (GĐVH), đồng chí Bùi Văn Ích, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) chia sẻ: Cơn bão lịch sử năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn (Mai Châu).

Quảng bá sản phẩm trong khu du lịch Hồ Hoà Bình

(HBĐT) - Trong 3 ngày, từ ngày 21/11-23/11, Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức đoàn presstrip đến tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trong khu du lịch lòng hồ Sông Đà. Tham gia đoàn có đại diện các cơ quan ban ngành của tỉnh và 20 cơ quan báo chí của trung ương, địa phương.

Khai mạc Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN tại Việt Nam

(HBĐT) - Chiều 23/11, tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu về Đất nước con người - Bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu - Các Dân tộc trong cộng đồng ASEAN tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức.

Tìm hiểu giá trị di tích lịch sử “Nơi lưu dấu chiến công của anh hùng Cù Chính Lan”

(HBĐT) - Ngày 23/11, nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIV. Ban quản lý di tích tỉnh tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị di tích lịch sử cách mạng quốc gia "Nơi lưu dấu chiến công của anh hùng Cù Chính Lan” cho gần 130 em học sinh trường TH&THCS Bình Thanh (Cao Phong).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục