Những ngày này ở các bản làng vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, bà con dân tộc Mông đang rộng ràng đón Tết truyền thống.


Diễn ra từ ngày 30/11 Âm lịch hằng năm và kéo dài trong nhiều ngày, phong tục đón Tết của đồng bào Mông vùng cao đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu. Đây là dịp để đồng bào Mông vui chơi, gặp gỡ sau một năm lao động vất vả.

Mấy hôm nay các thành viên trong gia đình anh Sồng A Khay ở bản Suối Háo, xã Hồng Ngài, tất bật sửa soạn và làm những thủ tục để đón Tết của dân tộc Mông.

Đối với người Mông, trong mâm cỗ ngày Tết thì bánh dày là thứ không thể thiếu. Những người phụ nữ trong gia đình đồ chín gạo nếp nương - thành phần chính của bánh dày, còn thanh niên trai tráng khỏe mạnh thay nhau cho xôi vào một máng gỗ rồi dùng chày giã nhuyễn. Những chiếc bánh dày trắng ngần làm từ gạo nếp nương được dùng để tạ ơn tổ tiên sau một vụ mùa thắng lợi và để mời khách thưởng thức trong những ngày Tết.

Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, mỗi gia đình người Mông ở xã Hồng Ngài sẽ tổ chức các nghi lễ Tết cổ truyền vào một ngày nhất định.

Những nghi lễ, phong tục chính mà người Mông sẽ thực hiện trong ngày Tết là xua đuổi những điều không tốt của năm cũ và dán giấy niêm phong công cụ lao động của gia đình. Việc dán giấy lên công cụ lao động được người chủ gia đình thực hiện rồi xếp vào cạnh góc bàn thờ. Người Mông xem đây như sự tri ân chiếc cày, chiếc bừa, cây dao, cây búa... bởi trong năm qua những đồ vật này đã giúp họ làm nương, làm vườn để sản xuất lương thực, thực phẩm cho gia đình. Đồng thời, việc làm này có ý nghĩa mang lại một cái Tết ấm cúng, gắn kết các thành viên trong gia đình và cầu cho sang năm mới mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi.

Những năm gần đây có một điều ý nghĩa rất quan trọng trong ngày Tết của người Mông là những hủ tục lạc hậu đã dần được loại bỏ. Anh Sồng A Khay phấn khởi cho biết Tết của người Mông trước đây thường kéo dài gần một tháng nhưng hiện nay chỉ gói gọn trong khoảng năm ngày. Khi gia đình tổ chức ăn uống thì người vợ cũng được bình đẳng, ngồi ăn cùng chồng con chứ không phải ăn riêng như trước. 

Cùng với cuộc sống vật chất ngày càng được nâng lên, đời sống tinh thần của người Mông vùng cao cũng rất phong phú. Bà con quan niệm rằng sau một năm vất vả thì ngày Tết là dịp để ngơi, nhìn lại những thành quả sau một năm lao động. Sau khi đã ăn Tết ở lần lượt từng gia đình, những chàng trai, cô gái người Mông lại tập trung ở một khu đất rộng để tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trong đó trò chơi không thể thiếu là ném pa pao.

Những trái pa pao được ném qua, ném lại như những lời yêu thương của các chàng trai, cô gái dân tộc Mông trao cho nhau trong mùa xuân mới. Đó cũng là sự kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp đã được người Mông vùng cao Sơn La gìn giữ từ bao đời nay.

Anh Mùa A Chư, bản Suối Háo, xã Hồng Ngài, chia sẻ ném pa pao là nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Mông. Khi năm cũ qua đi, năm mới lại đến thì các nam nữ thanh niên đều có một trái pa pao để trao cho nhau niềm vui. Những người chưa có bạn trai, bạn gái thì cố gắng tìm cho mình người bạn đời.

Theo Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Bắc Yên Hờ Lao Cang, với đặc thù là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, Bắc Yên có trên 40% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Chính quyền địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện để đồng bào Mông gìn giữ phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đồng thời, huyện đã hướng dẫn, vận động để bà con đón Tết văn minh, tiết kiệm hơn, phù hợp với nếp sống văn hóa chung của dân tộc Việt Nam./.

 

                 TheoVietnamplus

Các tin khác


“Việt Nam - Campuchia Samaki” - ca khúc từ trái tim

Tháng 11-1989, tôi được đơn vị (Sư đoàn 4, Quân khu 9) cử đi học lớp hạt nhân văn nghệ, Bộ môn Sáng tác ca khúc của Quân khu 9 tổ chức. Thầy dạy chúng tôi hồi đó là nhạc sĩ Nguyễn Duy Tiến và nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đóa (nay đã mất).

Công bố Quyết định đơn vị Bảo tàng tỉnh

(HBĐT) - Chiều ngày 5/1/2019, Sở VH,TT&DL tổ chức công bố Quyết định của UBND tỉnh ra mắt đơn vị Bảo tàng tỉnh.

Thành phố Hòa Bình khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Tuy chưa phải là thành phố du lịch, nhưng kỳ nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 4 ngày vừa qua, TP Hòa Bình được khá nhiều du khách lựa chọn là điểm đến thăm. Trước đây, nói đến TP Hòa Bình là nghĩ về thăm quan nhà máy thủy điện. Chắc chắn rất nhiều người, trong đó có cả tôi từng tự hào biết bao khi được đưa bạn bè thời sinh viên lên dâng hương Tượng đài Bác Hồ, đi thăm đập Thủy điện Hòa Bình. Đứng trên mặt đập khi màn đêm buông xuống, nhìn dòng sông Đà như dải lụa long lanh sắc màu bởi ánh điện soi bóng nước, nhiều người trầm trồ "Đúng là dòng sông ánh sáng”. Dòng sông với công trình thế kỷ đã giúp du khách biết và đến với TP Hòa Bình nhiều hơn.

Yên Thủy ra mắt Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thông

(HBĐT) - Ngày 2/1/2019, UBND huyện Yên Thủy tổ chức công bố quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao và truyền thông huyện, quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo và quản lý của trung tâm.

Đài PT-TH tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019

(HBĐT) - Sáng 4/1, Đài PT-TH tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng ngành PT-TH năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, di sản văn hóa Mường có dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc Mường đã được các cấp, ngành quan tâm. Vừa qua, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL đã tổ chức khai trương phòng trưng bày với chủ đề "Di sản văn hóa tiêu biểu các dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn góp phần tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục