Không chỉ các làng tranh truyền thống làm tranh Tết, những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ đương đại, tên tuổi cũng nhập cuộc sáng tác về con giáp, tham gia "chợ” tranh dịp Tết; góp phần làm sống lại thú chơi tranh ngày Tết.

"Thế giới Hợi” muôn màu

Hợi là con giáp của năm 2019, loài vật biểu tượng cho sự lành hiền, no đủ, an nhàn; tạo cảm hứng cho nhiều người sáng tạo dịp đầu năm. Mở đầu mùa tranh Tết năm nay, phải kể đến triển lãm Tranh Tết Kỷ Hợi diễn ra từ ngày 15 đến 23-1 tại phòng tranh Đông A, Hà Nội; quy tụ các tác phẩm chung quanh chủ đề "Hợi”, như một lời chào đón linh vật mới, đánh dấu sự khởi đầu của một năm an lành. So với triển lãm Tranh Tết Mậu Tuất 2018, triển lãm năm nay tăng cả về số lượng tác giả, tác phẩm tham gia với 30 họa sĩ đương đại Việt Nam và 57 bức tranh đa dạng về phong cách. Hình ảnh con giáp của năm được thể hiện rất sinh động, giàu ý nghĩa gắn với bối cảnh cuộc sống hiện đại mà vẫn lưu giữ vẻ đẹp truyền thống. Đó là Lợn Mán và Tự họa năm Hợi (sơn mài của Thành Chương) mang màu sắc, đường nét tươi tắn; Lợn cắp nách và Lợn nhai lá lanh (sơn dầu của Mai Huy Dũng) đậm chất dân gian; Ngày Tết (sơn dầu của Phạm Bình Chương) gợi khung cảnh gia đình Tết xưa mộc mạc; Tình Xuân (sơn dầu của Đặng Thu An) duyên dáng, nữ tính và ngập tràn hạnh phúc lứa đôi; Sung mãn và Sung túc của Lê Trí Dũng gần với phong cách tranh dân gian Đông Hồ, hướng tới một năm Hợi no đủ, sum vầy, sinh sôi nảy nở. Du xuân và Vũ điệu mùa xuân (sơn dầu của Ngụy Đình Hà) hiện đại, trẻ trung gợi thanh âm, nhịp điệu du dương, rộn rã của vũ khúc ngày xuân… Có thể thấy, tuy cùng chủ đề nhưng mỗi tác phẩm lại tạo được một ấn tượng và cảm xúc riêng; đem đến những cái nhìn mới, những chiêm nghiệm thú vị cho người xem về con giáp "Hợi”.

Từng có lịch sử 5 năm tổ chức vào mỗi dịp giáp Tết, năm nay, Triển lãm Hợi Dome 2019 của nhóm G39 tiếp tục mang tới nhiều tranh về con giáp đón chào năm mới; diễn ra từ ngày 20-1 đến hết 1-2 (27-12 âm lịch) tại Hàng Da Galleria (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). 70 bức tranh của 20 nghệ sĩ được thể hiện bằng nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài… cùng các đồ gốm (đĩa, bình, lọ hoa…) do các họa sĩ sáng tác tại lò gốm Bát Tràng (Hà Nội). Họa sĩ Lê Thiết Cương, giám tuyển, đồng thời là tác giả có tác phẩm trưng bày tại triển lãm cho biết, điểm ngẫu nhiên thú vị nhưng dễ hiểu của Hợi Dome 2019 là các tác giả dùng nhiều gam màu ấm nóng, rực rỡ; tương đồng với sự phồn vinh, sinh sôi nảy nở, sung túc, no đủ mà hình tượng những chú lợn mang lại. Người xem có thể bắt gặp ở đây những khám phá, biểu hiện thú vị về con giáp của năm mới 2019; cùng nhiều đề tài hấp dẫn về mùa xuân, thiên nhiên và cuộc sống đời thường, như: Bến xuân, Phố núi (sơn dầu của Lâm Đức Mạnh); Sắc xuân (sơn dầu của Doãn Hoàng Lâm); Chợ quê làng Giá (sơn dầu của Trịnh Quế Anh); Vườn xuân Kỷ Hợi (acrylic của Vũ Dũng)… Bên cạnh đó, triển lãm còn dành một góc trưng bày tranh của thiếu nhi về chủ đề Tết Kỷ Hợi với những cảm nhận trong trẻo, hồn nhiên. Theo Ban tổ chức, ngoài ý nghĩa duy trì triển lãm hằng năm vẽ con giáp - một nét đẹp của văn hóa dân tộc, triển lãm còn nhằm đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.

Để thú chơi tranh Tết là nét đẹp ngày xuân

Không thể biết chính xác thói quen chơi tranh dân gian ngày Tết của người Việt Nam có tự bao giờ. Hình ảnh những phiên chợ Tết nhiều vùng quê miền bắc hay các phố cổ Hà Nội nhiều năm về trước còn lưu lại cảnh tranh rải trên chiếu, bày trong mẹt, treo trên dây hay được cuộn tròn, xếp gọn trong bồ… Các làng tranh dân gian truyền thống như Đông Hồ, Hàng Trống, làng Sình… mỗi độ xuân về lại tất bật rộn ràng làm tranh, mua bán, đưa đi khắp nơi. Chơi tranh ngày Tết trở thành thú vui tao nhã, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, dòng tranh con giáp được khởi xướng bởi họa sĩ Bùi Xuân Phái từ những năm 1950; trở thành trào lưu trong giới họa sĩ, hay họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, người theo đuổi đề tài vẽ con giáp quy mô nhất; vẽ con giáp của ông trở thành truyền thống vẽ tranh Tết hằng năm; ông cũng được xem là người đại diện cho các họa sĩ Việt Nam cất lên tiếng nói của dân tộc qua các tác phẩm hội họa con giáp ngày xuân. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, thú chơi tranh Tết và sáng tác tranh con giáp của giới nghệ sĩ đã ít nhiều mai một. Những năm gần đây, trào lưu này dần trở lại và được giới họa sĩ đương đại nhiệt tình hưởng ứng; không chỉ giới hạn ở các dòng tranh dân gian mà mở rộng, hiện đại hơn cả ở đề tài và phong cách biểu hiện. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nhận xét: "Xưa chỉ các làng tranh dân gian làm tranh con giáp, rồi đến một vài cá nhân họa sĩ vẽ. Giờ đây cả một tập thể họa sĩ cùng vẽ khiến dòng tranh này càng sống động, hấp dẫn”.

Tác phẩm của các triển lãm, chợ tranh Tết những năm gần đây đều phản ánh không khí mùa xuân, ngày Tết với nét gần gũi, dung dị để số đông cùng thưởng lãm và có thể bán tranh. Tuy thời gian trưng bày không dài, người đến không đông bằng các loại hình hội chợ khác và lượng tranh bán còn khiêm tốn, song hoạt động này thật sự là nét đẹp văn hóa - nghệ thuật đậm nét truyền thống cần tiếp tục được bảo tồn, phát huy trong cuộc sống hiện đại.

 

         TheoNhandan

Các tin khác


Duy trì, nâng cao chất lượng trên 2.000 đội văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Năm 2018, phong trào văn hóa cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn tỉnh duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của hơn 2.000 đội văn nghệ quần chúng.

Hiệp hội du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2019

(HBĐT) - Ngày 22/1, Hiệp hội du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH - TT&DL và các hội viên Hiệp hội du lịch tỉnh.

Người dân xã Ngọc Sơn háo hức vào mùa bán đào Tết

(HBĐT) - Đào phai ở Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có tiếng từ nhiều năm nay. Không khó để bắt gặp những cây đào phai với đủ kích cỡ dọc tuyến đường trên địa bàn xã. Hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất 5-7 cây, nhà nhiều thì trồng thành vườn, hàng chục đến hàng trăm gốc. Tính cả xã có khoảng 7.000 - 8.000 gốc đào. Hình ảnh những cây đào phai bung nở trước cổng nhà mỗi khi Tết đến, xuân về đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Bà con háo hức vào mùa xuất đào, mong đón cái Tết đủ đầy.

Khai hội Sắc xuân miệt vườn Tây Nam Bộ

Ngày 21-1, UBND TP Cần Thơ tổ chức khai hội Sắc xuân miệt vườn năm 2019. Chương trình diễn ra từ nay đến ngày 25-1, với nhiều hoạt động hấp dẫn, tái hiện lại nét đẹp trong ngày Tết của người dân vùng sông nước miền tây.

48 người được truyền dạy chiêng Mường

(HBĐT) - Trong 3 ngày (18 - 20/1), phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức lớp tập huấn Chiêng Mường. Tham gia lớp học có 48 người là Đội trưởng đội văn nghệ các tổ dân phố; thành viên các CLB Văn hóa - Văn nghệ: Ngọn lửa hồng, Hoa đất Mường, An Dương Vương, Liên thế hệ Người cao tuổi 19/8, 20/10, gia đình hạnh phúc...

Xã Phong Phú sẵn sàng đón lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2019

(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ Mường Bi hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng thường được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Mường Bi. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự. Với những giá trị to lớn, lễ hội đã để lại trong lòng du khách ấn tượng đẹp về con người và văn hóa Mường Bi. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2019, Ban tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày hội lớn nhất của vùng Mường Bi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục