(HBĐT) - Người Dao xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chiếm 43,4% dân số toàn xã. Dân tộc Dao có những giá trị văn hóa tinh thần mang bản sắc riêng. Các giá trị văn hóa được thể hiện rõ nét trong kiến trúc nhà ở, phong tục, trang phục, lễ hội, những bài dân ca, dân vũ… Theo thời gian, các thế hệ người Dao xã Toàn Sơn luôn cố gắng giữ gìn giá trị cốt lõi, đặc sắc nhất trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ những hủ tục lạc hậu.


Người Dao xã Toàn Sơn gồm 2 nhánh là Dao quần Chẹt và Dao Tiền; phân bố chủ yếu tại các xóm: Phủ, Rãnh, Cha. Một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người Dao là lễ Cấp sắc. Theo quan niệm xưa, Cấp sắc là thủ tục không thể thiếu của người đàn ông, khi được Cấp sắc mới coi là người đàn ông trưởng thành và có quyền tham gia các công việc của bản. Con trai từ 10 tuổi trở lên có thể tiến hành Cấp sắc. Điều có giá trị nhất trong lễ Cấp sắc là việc răn dạy. Thầy cúng sẽ có những lời răn dạy đối với người được Cấp sắc để định hướng người đàn ông khi trưởng thành không được làm điều ác, phải tôn trọng, có hiếu với cha mẹ… Những lời giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và trước tất cả mọi người trong dòng họ.


Ông Đặng Tiến Dũng, xóm Cha, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chuẩn bị nhạc cụ phục vụ Tết Nhảy.

Người Dao luôn coi trọng thờ cúng tổ tiên, trong đó Tết Nhảy là một nghi thức đặc biệt, được coi là quan trọng bậc nhất của người Dao. Ông Đặng Tiến Dũng, xóm Cha, xã Toàn Sơn chia sẻ: Tết Nhảy thường được tổ chức tại nhà trưởng họ hoặc người có uy tín trong họ. Để chuẩn bị cho Tết Nhảy, chúng tôi phải cẩn thận từ việc quyét dọn nhà cửa và trang trí bàn thờ cho tới các đồ lễ. Tranh cúng là thứ không thể thiếu trong Tết Nhảy. Bên cạnh đó, gia đình tổ chức phải chuẩn bị các thực phẩm cần thiết như bánh, rượu để dâng cúng và thiết đãi người tham dự. Tết Nhảy của người Dao là phong tục truyền thống độc đáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, tôn kính tổ tiên, gắn kết cộng đồng để cùng nhau xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc.

Hàng ngày, người Dao xã Toàn Sơn mặc trang phục truyền thống của dân tộc, bao gồm quần áo, váy, yếm, khăn mũ, vòng bạc đeo cổ. Váy của phụ nữ thường dài đến gối. Dưới đôi bàn tay khéo léo, sự tần tảo, chịu khó, người phụ nữ không ngại khó khăn, vất vả tạo ra những bộ trang phục đầy màu sắc, tinh tế tới từng chi tiết. Phụ nữ tự dệt vải và nhuộm vải, sau đó họ khéo léo thêu thùa, trang trí hoa văn. Các họa tiết trên trang phục cầu kỳ, tinh xảo như hoa rừng, dáng núi, gắn bó với thiên nhiên để gửi gắm tình cảm, ước vọng về cuộc sống sung túc.

Bên cạnh đó, đồng bào Dao luôn có ý thức giữ gìn chữ viết của mình thông qua việc truyền dạy cho thế hệ trẻ. Từ năm 2016 đến nay, xã Toàn Sơn đã mở được 3 lớp dạy tiếng Dao và chữ Dao. Các tiết mục múa, làn điệu dân ca cổ của người Dao được người dân tập luyện tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng của huyện. Tiết mục "Múa ống”, múa "Chèo chèo” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Thông qua các hội thi, hội diễn góp phần đưa văn hóa người Dao tới với mọi người.

Đồng chí Đỗ Viết Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn cho biết: Đồng bào Dao xã Toàn Sơn luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đó là giá trị tinh thần để người dân vươn lên trong cuộc sống. Nhờ đó, cuộc sống của bà con ổn định, ấm no hơn. Các hộ tích cực phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa.


Thu Thủy


Các tin khác


Đức Tuấn hoài niệm không khí Tết xưa trong MV ‘Ly rượu mừng''

Khung cảnh những phiên chợ cũ, những con đường xưa, những ngày hội Xuân truyền thống… được tái hiện sinh động trong MV "Ly rượu mừng” của ca sỹ Đức Tuấn.

Duy trì, nâng cao chất lượng trên 2.000 đội văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Năm 2018, phong trào văn hóa cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn tỉnh duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của hơn 2.000 đội văn nghệ quần chúng.

Hiệp hội du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2019

(HBĐT) - Ngày 22/1, Hiệp hội du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH - TT&DL và các hội viên Hiệp hội du lịch tỉnh.

Người dân xã Ngọc Sơn háo hức vào mùa bán đào Tết

(HBĐT) - Đào phai ở Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có tiếng từ nhiều năm nay. Không khó để bắt gặp những cây đào phai với đủ kích cỡ dọc tuyến đường trên địa bàn xã. Hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất 5-7 cây, nhà nhiều thì trồng thành vườn, hàng chục đến hàng trăm gốc. Tính cả xã có khoảng 7.000 - 8.000 gốc đào. Hình ảnh những cây đào phai bung nở trước cổng nhà mỗi khi Tết đến, xuân về đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Bà con háo hức vào mùa xuất đào, mong đón cái Tết đủ đầy.

Khai hội Sắc xuân miệt vườn Tây Nam Bộ

Ngày 21-1, UBND TP Cần Thơ tổ chức khai hội Sắc xuân miệt vườn năm 2019. Chương trình diễn ra từ nay đến ngày 25-1, với nhiều hoạt động hấp dẫn, tái hiện lại nét đẹp trong ngày Tết của người dân vùng sông nước miền tây.

48 người được truyền dạy chiêng Mường

(HBĐT) - Trong 3 ngày (18 - 20/1), phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức lớp tập huấn Chiêng Mường. Tham gia lớp học có 48 người là Đội trưởng đội văn nghệ các tổ dân phố; thành viên các CLB Văn hóa - Văn nghệ: Ngọn lửa hồng, Hoa đất Mường, An Dương Vương, Liên thế hệ Người cao tuổi 19/8, 20/10, gia đình hạnh phúc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục