(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp về thăm một bản Mường xinh đẹp. Bao đời nay, bà con nơi đây luôn nhắc nhở nhau giữ lấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bản Mường đó là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc.


 

Từ khi được khôi phục, dệt vải đã trở thành công việc hàng ngày của chị em xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) trong thời gian nhàn rỗi.

 

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường, các bá, các mế, các chị ở xóm Cóm niềm nở chào đón. Cách đây hơn 10 năm, nghề dệt thổ cẩm ở xóm dần mai một, có nhà giỡ bỏ cả khung cửi để làm củi. Nhưng hiện nay, dệt vải trong thời gian nhàn rỗi đã trở thành công việc yêu thích và đem lại nguồn thu nhập cho nhiều chị em. Bà Bùi Thị Mỉa, người được coi như trưởng làng nghề xóm Cóm chia sẻ: Kể từ khi được hợp tác xã Vọng Ngàn hỗ trợ khôi phục, đến nay, xóm Cóm có khoảng 80 khung dệt, bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có sản phẩm để bán cho khách hàng.

Đem những sản phẩm do chị em trong xóm dệt nên bằng đôi tay khéo léo của mình, bà Mỉa cho hay: Xưa kia, trang phục của người Mường biểu thị rõ tầng lớp, giai cấp. Trong đó, những trang phục sặc sỡ được làm bằng chất liệu tơ tằm hoặc lụa, thêu hình rồng, hoa văn bắt mắt dành cho tầng lớp trên, đó là các lang, ậu. Còn những người những nông dân nghèo thì quần áo của họ chỉ nhuộm màu nâu đất, màu chàm, làm từ vải bông, hoa văn đơn giản. Để tạo ra những hoa văn đa dạng, đẹp mắt trên những cạp váy ở mỗi bản Mường phải có những người biết "đọn lồ”. "Đọn lồ” nghĩa là thiết kế, lập trình sẵn khuôn mẫu để dệt nên những hoa văn như mong muốn. Để làm được việc đó đòi hỏi sự khéo léo và được "thầy giỏi” truyền nghề. Thế nên, ở mỗi bản Mường dù không thiếu người biết dệt vải nhưng người biết "đọn lồ” thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thời gian để dệt nên những tấm vải thô, những cạp váy thổ cẩm đầy sắc màu không tính bằng ngày, bằng tháng mà nhanh nhất cũng phải mất một năm. Theo bà Bùi Thị Yến, xóm Cóm, để dệt được một tấm vải, những người phụ nữ Mường phải trải qua khoảng 20 công đoạn. Trước tiên là trồng bông, chăm sóc trong 6 tháng mới cho thu hoạch. Bông sau khi được hái về nhà phải trải qua chục công đoạn nữa mới se thành những sợi chỉ, rồi từ đó mới "đọn lồ” và mất khoảng nửa năm dệt vải chăm chỉ mới tạo thành cạp váy, chân váy như ý.

Bà Bùi Thị Mỉa cho biết thêm: "Hiện nay, dù phải chịu sự cạnh tranh với những sản phẩm thổ cẩm dệt bằng máy móc nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm thủ công vừa đẹp, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các hội chợ thương mại và các lễ hội dịp đầu năm mới. Dù chưa đem lại nguồn thu nhập cao nhưng công việc dệt vải cũng giúp chị em cải thiện cuộc sống”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh, chị em xóm Cóm đã tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mới như túi xách, khăn quàng với hoa văn bắt mắt. Với tình yêu dành cho nghề dệt truyền thống, 80 khung cửi đang được chị em dệt mỗi ngày, tin rằng, nếu sản phẩm được quảng bá rộng rãi thì những hoa văn Mường sẽ ngày càng vươn xa, đem lại những mùa xuân ấm no hơn cho bản Mường.

 

 

Viết Đào

Các tin khác


Chính thức phát hành bộ tem chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Bộ tem "Chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên” do họa sỹ Nguyễn Du và Tô Minh Trang do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế đã chính thức được giới thiệu vào chiều 26/2.

Zumba Kid - trải nghiệm tuyệt vời dành cho các bạn nhỏ

(HBĐT) - Các bạn nhỏ trong Câu lạc bộ (CLB) Zumba Kid Hòa Bình (Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh) cùng nhau nhảy những điệu zumba sôi động để quay clip ca nhạc dã ngoại thường kỳ. Khoác lên mình bộ đồng phục lấp lánh, hào hứng nhảy theo tiếng nhạc tươi vui, trông các em tràn đầy năng lượng khiến mỗi thước phim được quay đều có sức hút lạ kỳ. Buổi ghi hình thành công tốt đẹp. Một món quà đặc biệt ý nghĩa đã được tạo ra như một cách tuyệt vời để cô và trò CLB cùng nhau khởi đầu năm Kỷ Hợi 2019.

Khẳng định quốc hiệu và kinh đô

Chiều 25-2, tại sân nhà Thái học trong Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm "Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tổ chức.

Đi tìm nét đẹp văn hóa Mường ở vùng cao huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Trên dãy Trường Sơn trùng điệp, bao đời nay, người Mường ở huyện Lạc Sơn cần mẫn lao động, xây dựng cuộc sống mới ngày một no ấm. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, khi mà một số giá trị bản sắc văn hóa mai một dần thì ở các xã vùng cao huyện Lạc Sơn vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống, phong tục tập quán đẹp của người Mường.

Huyện Tân Lạc khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc là một 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, là vùng đất giàu tiềm năng về văn hóa, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng khai thác, phát triển các loại hình du lịch.

Những câu thơ, bài hát… cùng ra biên giới

(HBĐT) - Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nếu bài hát nào có tính phổ biến và đi nhanh vào tâm khảm của quân dân ta từ sự kiện 17/2/1979 thì đó chính là bài "Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới/Quân xâm lược bành trướng dã man/Đã dày xéo mảnh đất tiền phương/Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…”. Câu hát này vang vọng từ mỗi thôn, xóm, trường học, giảng đường đến các chiến hào đang còn vương khói súng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục